Nấm thủy tiên

Giá trị dinh dưỡng

Nấm thủy tiên hay còn gọi là nấm càng cua, là loại nấm có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Nấm Thủy tiên mọc thành từng cụm, có trọng lượng từ 100 – 150gram/ cụm. Nấm được biết đến với 2 màu chính là màu nâu và màu trắng.

Nấm Thủy tiên nâu trong tiếng Nhật gọi là Bunashimeji. Nấm có thân màu trắng ngà dài khoảng 3-5cm gắn vào mũ nấm màu nâu. Thịt nấm Thủy tiên nâu dai, giòn, có vị đắng nhẹ, rất thanh. Nấm Thủy tiên có thân và mũ nấm màu trắng được gọi là Bunapi. Do chứa nhiều axit amin nên nấm Thủy tiên trắng có vị ngọt hơn so với nấm Thủy tiên nâu. Điều này góp phần giúp cho việc chế biến và thưởng thức nấm trở nên vô cùng thuận tiện.

Công dụng

Vitamin D: là thực phẩm chứa nguồn vitamin D tự nhiên dồi dào. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, cũng giống như da người, nấm chuyển hóa được tia cực tím từ mặt trời thành vitamin D và quá trình chuyển hóa đó vẫn tiếp tục kể cả khi nấm đã được thu hoạch. Sau khi mua nấm về, bỏ nấm ra khỏi túi bọc và để chúng ngoài trời trong khoảng 15-30 phút trước khi chế biến, nấm sẽ cung cấp lượng vitamin D tối đa.
Protein: Nấm là thực phẩm giàu đạm, chứa nhiều axit amin thiết yếu cho cơ thể. 
Giúp giảm cân: trong nấm Thủy tiên có đến 90% là nước, nguồn cung cấp dồi dào các axit amin có lợi cho sức khỏe nhưng lại rất ít chất béo, đường bột… Các chất này làm tăng cảm giác no bụng, giảm cơn đói nên là thực phẩm lý tưởng dành cho những người ăn kiêng, ăn chay hoặc mắc bệnh tiểu đường. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, nấm Thủy tiên giúp ổn định hoạt động chuyển hóa đường của insulin, giúp glucose được chuyển hóa thuận lợi hơn.
Tăng khả năng miễn dịch, ức chế tế bào ung thư: nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với nguồn B-Glucan dồi dào nấm Thủy tiên giúp kích thích các tế bào miễn dịch từ ruột, từ đó làm tăng khả năng miễn dịch. Một số nghiên cứu còn nêu rõ hiệu quả ức chế tế bào ung thư nhờ chứa chất kháng khối u triterpenes và hợp chất polysaccharides của nấm Thủy tiên, đặc biệt là nấm Thủy tiên nâu (Bunashime)
 Là thực phẩm dễ chế biến thành những món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Có thể dùng nấm Thủy tiên để nấu cháo, bột cho bé nhằm tăng hàm lượng dinh dưỡng. Dùng là món xào, súp, nấu canh hay sa lát.
Trong y học: còn được xem là vị thuốc quý chữa “bách bệnh” cũng như tăng cường sức khỏe vô cùng hiệu quả. Trong nấm Thủy tiên có chứa nhiều chất khoáng, các vi chất (kẽm, selen, crom…), các vitamin tan trong nước như thiamine, riboflavin, niacin, biotin, cobalamins, ascorbic acid… và các chất polysaccharide và triterpen… có tác dụng tăng cường chuyển hoá và tăng đề kháng cho cơ thể. Đây cũng là những thành phần giúp phòng một số bệnh như ung thư, tiểu đường, tăng mỡ máu, tăng huyết áp, giảm sức đề kháng…

Cách chọn

Cây nấm còn tươi, cứng, không có biểu hiện dập, thối.
Đọc kỹ hạn sử dụng trên bao bì.

Bảo quản

Bảo quản nhiệt độ mát trong tủ lạnh từ 5 đến dưới 10 độ C.

Lưu ý khi sử dụng

Khi chế biến các món ăn từ nấm, không nên dùng nhiều loại lẫn lộn mà chỉ dùng một loại nấm duy nhất. Ngoài việc đề phòng lẫn nấm độc, còn vì nhiều loại nấm nấu cùng sẽ gây phản ứng hóa học.

Nấm dễ bị hư thối nên sử dụng nấm càng tươi càng tốt