Rau lang

Giá trị dinh dưỡng

Rau khoai lang (đọt khoai lang) là một loại rau đơn giản, dân dã, được dùng rất phổ biến trong các bữa ăn. Ngoài vai trò là thức ăn, rau lang cũng là một vị thuốc chữa được khá nhiều bệnh thông thường.

Công dụng

Thanh nhiệt, giải độc: Rau khoai lang có tác dụng hiệu quả trong việc thanh nhiệt, làm mát cơ thể. Đặc biệt, loại rau này rất giàu chất diệp lục giúp làm sạch máu, loại bỏ độc tố trong cơ thể.

Chống lại sự oxy hóa trong cơ thể: Trong rau khoai lang có chứa một loại protein độc đáo có khả năng chống lại sự oxy hóa đáng kể. Loại protein này có khoảng 1/3 hoạt tính chống ôxy hóa của glutathione - một trong những chất quan trọng có vai trò trong việc tạo các chất chống ôxy hóa trong cơ thể.

Giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường: Lá rau lang có đặc tính giảm đường huyết. Nên dùng rau, không dùng củ vì củ chứa nhiều tinh bột. Đọt rau lang đỏ có chứa một chất gần giống insulin, ở lá già không có chất này. Vì thế người bị bệnh tiểu đường có thể dùng đọt rau lá non cây khoai lang để ăn.

Giúp phòng ngừa bệnh táo bón: Rau lang có vị ngọt, mát, nhờ chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng rất hay. Lá rau lang còn chứa chất nhựa tẩy khoảng 1,95% – 1,97% nên có tác dụng nhuận trường, ngăn ngừa bệnh táo bón.

Giúp phòng bệnh béo phì: Đơn giản bạn chỉ cần ăn khoai và rau lang luộc hoặc ăn chế độ 1/2 gạo, 1/2 khoai riêng rẽ, hoặc độn với nhau nấu cơm, cháo, bánh...sẽ giúp giảm cân hiệu quả.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ rau lang:

Chữa yếu sinh lý: Nam giới có thể bổ sung sức khỏe với món rau lang xào tỏi chung với hành tây, tôm hoặc thịt bò, thịt gà đều tốt. Mỗi tuần ăn 2 lần.

Chữa táo bón: Nấu canh rau lang với một ít dầu ăn hàng tuần, cũng có thể luộc ngọn khoai, trộn với nước chấm, ăn đều mỗi ngày khoảng một chén hoặc ăn rau lang tươi xào dầu vừng. Nấu canh rau lang.

Phòng chống béo phì: Có thể ăn củ và rau lang luộc. Áp dụng chế độ nửa gạo, nửa khoai, hoặc độn chung với nhau nấu thành cơm, cháo, bánh.

Chữa cảm sốt mùa nóng: Nấu rau lang với cải bẹ xanh ăn thay cơm để giúp ra mồ hôi, hạ sốt, giải cảm. Hoặc rau lang khô một nắm, nghệ một củ, dấm 1/2 chén con, sắc uống nóng. Hoặc lấy rau lang tươi luộc chín để xông, rồi ăn khoai nóng, uống nước luộc khoai nóng cho ra mồ hôi.

Chữa trĩ: Dùng nước cốt luộc khoai tươi hay khô, nếu bị trĩ thì uống nước cốt này vào buổi sáng liên tục trong 2-3 tuần.

Mắt kém: Lấy lá khoai lang non xào gan gà hoặc gan lợn.

Thiếu sữa: Lá rau lang tươi non 250g, thịt lợn 200g thái chỉ xào chín mềm, thêm gia vị, hoặc luộc ăn.

Đau lưng mỏi gối: Lấy rau lang tươi non 30g, mai rùa 30g, sắc kỹ lấy nước uống.

Chữa ngộ độc khoai mì: Lấy khoai lang gọt vỏ giã nát thêm nước, vắt lấy nước cốt. Uống cách nhau ½ giờ.

Phụ nữ băng huyết: Lá rau lang tươi một nắm giã nát, lấy nước cốt uống.

Chữa mụt nhọt: Khoai lang 40g, lá bồ công anh 40g, đường hoặc mật mía giã nhuyễn bọc vào vải, đắp lên mụn nhọt.

Hút mủ nhọt đã vỡ: Lấy lá khoai lang non 50g, đậu xanh 12g, thêm chút muối, giã nhuyễn bọc vào vải đắp.

Lưu ý khi sử dụng

Khi ăn rau khoai lang nên ăn kèm với thịt động vật để cân bằng sinh dưỡng.

Không ăn rau khoai lang quá nhiều và quá thường xuyên bởi loại rau này chứa nhiều canxi dễ gây sỏi thận.

Không ăn rau khoai lang lúc đói vì điều đó sẽ khiến lượng đường huyết trong cơ thể giảm xuống thấp hơn.