Rau răm

Giá trị dinh dưỡng

Rau răm (danh pháp khoa học: Persicaria odorata, đồng nghĩa: Polygonum odoratum, thuộc họ Polygonaceae - họ Thân đốt hay họ Rau răm), là cây thân thảo, lá của chúng được sử dụng rộng rãi trong các món ăn của khu vực Đông Nam Á. Trong một số văn bản thuộc các ngôn ngữ khác, chẳng hạn như tiếng Anh đôi khi người ta gọi nó là Vietnamese mint, Vietnamese cilantro, Vietnamese coriander hay Cambodian mint, tiếng Đan Mạch là Vietnamesisk koriander v.v

Rau răm là một loại cây lưu niên sinh trưởng tốt nhất trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đớitrong điều kiện nóng ẩm nhưng không sống được nếu vĩ độ trên 32° hay quá nhiều nước. Trong điều kiện thuận lợi, thân cây có thể cao từ 15 đến 30 cm. Khi quá lạnh hoặc quá nóng, cây rau răm sẽ lụi tàn.

Mặt trên lá răm màu lục sẫm, điểm đốm màu nâu nhạt còn mặt dưới màu hung đỏ. Thân răm có đốt.

Ở Việt Nam răm được trồng làm rau hoặc có khi mọc tự nhiên. Rau răm có thể sinh trưởng tốt trong mùa hè ở vùng khí hâu hàn đới châu Âu. Cây rau răm ưa sáng và chịu được đất thoát nước tốt.

 

.

Công dụng

Dùng làm gia vị cho rất nhiều món ăn trong ẩm thực Việt Nam:  nó được ăn sống như một loại rau gia vị trong đĩa rau sống hay được sử dụng ở dạng thái nhỏ cho vào các món ăn như bún thang (một đặc sản của Hà Nội), miến (với thịt vịt hay ngan), cháo nấu bằng trai hay hến hoặc ăn kèm trứng vịt lộn cùng với hạt tiêu xay mịn và một chút muối ăn. Món gỏi gà xé phay cũng dùng rau răm làm tăng hương vị. Người dân ở khu vực Huế còn có món gà bóp, trong đó thịt gà trộn lẫn với rau dăm và hạt tiêu, tỏi, đường, ớt, dấm hay chanh.

Công dụng chữa bệnh của rau răm trong đông y:

Đầy hơi trướng bụng, tiêu hoá kém: Dùng một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước uống. Bã đem xoa vào bụng (xoa tập trung vào vùng rốn).

Cảm cúm: Rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g. Kiện 10g. Sắc uống.

Đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh: Rau răm (khô) 16g, bạch truật 12g, kinh giới 16g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày.

Chữa rắn cắn: Rau rắm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho nạn nhân uống. Bã đắp vào nơi vết cắm băng lại (cần làm sớm thì có kết quả tốt).

Nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm).

Thần dược phòng the: Với những nghiên cứu gần đây, rau răm hóa ra lại là "thần dược phòng the" chứ hoàn toàn không gây bất lợi nào cho ham muốn sinh lý. Chỉ gây bất lợi khi sử dụng quá nhiều.

Cách chọn

Nếu để ăn kèm như một loại gia vị ta nên chọn loại rau răm bánh tẻ, kiểu không quá già hoặc quá non vì khi ăn sẽ có đủ hương vị và không bị cứng.

Nếu để dùng làm thuốc chữa bệnh, nên chọn những cây đã già sẽ cho tác dụng nhiều hơn.

Bảo quản

Để trong túi bảo quản thực phẩm và ngăn mát tủ lạnh.

Có thể phơi khô để bảo quản lâu hơn và dùng trong y học.

Lưu ý khi sử dụng

Rau răm không độc nhưng cũng có thể gây họa cho người ăn nếu ăn quá nhiều và thường xuyên. Theo các bác sĩ đông y, ăn rau răm nhiều sẽ sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, suy yếu tình dục. 

Cả nam và nữ nếu ăn rau răm nhiều và thường xuyên có thể gây giảm ham muốn, đàn ông kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi. Phụ nữ có thể mất chu kỳ kinh nguyệt.

Phụ nữ những ngày thấy tháng (kinh nguyệt) không nên ăn rau răm dễ bị rong huyết.

Người có thai cấm dùng vì có thể sẩy thai.

Những người máu nóng, ốm gầy đặc biệt không nên ăn rau răm.