Rau tần

Giá trị dinh dưỡng

Tần dày lá có tên khoa học là Plectranthus amboinicus thuộc họ Lamiaceae (Hoa môi), với tên gọi thông thường là húng chanh hoặc rau tần. Thông thường lá húng chanh sẽ được sử dụng để pha trà, kết hợp trong một số bài thuốc Đông Y.

Cây tần dày lá là dạng cây thảo, sinh trường và phát triển trong nhiều năm, đoạn gốc của cây là thân gỗ, các phần là mọc đối và có hình xoan rộng, mọc bông của ngọn thân và đầu cành. Cây cũng có ra quả, với hình dàng tròn, màu nâu, chứa hạt và mùi chanh thoang thoảng.

Công dụng

Một số bài thuốc chữa bệnh từ rau tần:

Khi trẻ sốt cao do bị cảm nắng hay nhiễm nước: Lá rau tần tươi giã nát cho vào một tí muối và một ít nước sôi để nguội, vắt lấy nước cho trẻ uống khoảng 1 muỗng cà phê. Bã để nguyên hoặc cho vào ít giấm hay rượu thoa khắp mình trẻ. Rau tần hạ sốt hiệu quả, nhanh chóng cho trẻ.  

Chữa cảm cúm, cảm sốt, nhức đầu, nghẹt mũi, ho đờm: Lấy 15-20gr tần dày lá giã vắt lấy nước cốt để uống, hoặc có thể cho thêm gừng, hành (mỗi loại 12gr) đem nấu uống và xông cho ra mồ hôi. 

Rau tần dày là trị ho cho bé, viêm họng, khản tiếng: Lá Húng chanh non 5-10g giã nát vắt lấy nước cốt nóng. Hoặc đem giã nhỏ một nắm lá (15-20g), thêm nước, vắt lấy nước uống làm hai lần trong ngày. Đối với trẻ em, lấy tần dày lá chưng đường phèn, đem hấp cơm cho uống làm 2-3 lần.  

Ho do nhiệt, ho lâu ngày, viêm họng, tắc tiếng: Lá rau tần tươi 20g, rửa sạch xắt nhỏ; đường phèn 20g. Cho 2 thứ vào bát, chưng cách thủy, lấy nước cho uống từ từ; xác có thể ăn hoặc ngậm nuốt lấy nước. Mỗi ngày làm 1 lần, liên tục 3-5 ngày.  

Cảm, ho, đau đầu, đau vai gáy, chảy mũi nước, miệng đắng, sốt… và không ra mồ hôi: Lá rau tần tươi khoảng 50g, rửa sạch băm nhỏ, cho rượu trắng vào vừa xắp, trộn đều đậy kín. Nấu nồi nước xông cho thật sôi (có thể cho thêm các loại lá cây có hương thơm như: chanh, sả…), khi nước sôi cho bát rau tần vào, đậy kín nắp nồi, nấu lại độ 5 phút (nước sôi lại) đem cho người bệnh xông. Khi xông phải phủ mền kín, lau mồ hôi thật sạch và thay áo quần; chỉ dùng cho người lớn, không dùng cho trẻ em.  

Ho lâu ngày, lỵ ra máu: Lá rau tần tươi 20-40g rửa sạch xắt nhỏ; trứng gà 1-2 quả, đập lấy lòng đỏ. Cho 2 thứ vào bát trộn đều chưng cách thủy. Người lớn ăn 2 lần trong ngày, trẻ em tùy tuổi chia cho ăn nhiều lần trong ngày. 

Chữa chứng hôi miệng: Dùng một nắm lá rau tần khô, sắc đặc, thường xuyên ngậm và súc miệng trong ngày. 

Chữa chứng dị ứng da: Dùng 15g rau tần khô, đổ 2 chén nước, sắc còn 1 chén, uống chia 3 lần trong ngày. Dùng 1 nắm rau tần tươi, rửa sạch, giã nát, trộn thêm vài hạt muối, xát hoặc đắp lên chỗ mẩn sưng. 

Khi bị viêm loét niêm mạc miệng, lưỡi: Dùng 12g rau tần tươi, 20g rau mùi thơm, ngâm nước muối, nhai nuốt nước.

Trị chảy máu cam: Lấy 20gr tần dày lá, 15gr trắc bá (sao đen), 10gr hoa hòe (sao đen) và 15gr cam thảo đất. Đem nấu lấy nước dùng một ngày với lượng như trên; hoặc lấy lá tần vò nát rồi nhét vào bên mũi chảy máu. 

Chữa đau nhức do rắn cắn, bò cạp , ong đốt: Dùng 20gr tần dày lá, một tí muối ăn (loại muối hạt) đem giã nhỏ hoặc nhai kỹ, nuốt nước, còn bã thì đắp vào chỗ ong đốt. 

Chữa đau bụng: Lá rau tần non rửa sạch, 1-2 lá nhai với một ít muối, ngậm nuốt dần dần. Ngoài ra, người ta còn dùng lá tần làm rau sống, ăn với gỏi cá cũng rất thơm ngon.