Tép đồng

Giá trị dinh dưỡng

Tép có thể dùng để chỉ:

Tập hợp của nhiều Cá nhỏ hỗn tạp (theo cách gọi của các địa phương: Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hưng Yên...), gồm: cá đòng đong, cân cấn, cá bống nhỏ, thậm chí là chép, trắm, cá rô còn nhỏ lẫn lộn....... - nghĩa là mớ cá tạp chủng toàn những con cá bé nhỏ.

Tép riu, hay tép đồng, tép gạo, tép ngô (địa phương: Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa và một vài nơi ở miền Trung...), tép muỗi, tép mòng, tép rong (miền Nam) v.v... là tên gọi chỉ một số loài tôm nhỏ khoảng 30–50 mm, thuộc phân bộ Pleocyemata, bộ Giáp xác mười chân, có màu xanh nhạt hoặc trắng, trong suốt; sống ở môi trường nước ngọt như ao, mương, ruộng lúa... Các tên gọi trên đây đa dạng tùy thuộc vào từng địa phương cũng như đặc điểm của tép. Tép riu có phân bố rộng, sống được 200-210 ngày, tép cái sinh sản 3 lần trong đời. Đây là thực phẩm bình dân, được dùng khi còn tươi như rang xóc muối với mỡ nước, có thể thêm khế, lá chanh..; cũng được phơi khô hoặc dùng làm mắm tép.

Tép bầu, tép bạc, tép bạc đất, tép đất,... (cũng được gọi là tôm thay vì tép) là tên gọi một vài loài tôm có kích cỡ lớn hơn hai loại trên, thuộc phân bộ Dendrobranchiata; thường được dùng làm nhân bánh xèo, nấu canh chua, rim với nước cốt dừa, làm chà bông...

Công dụng

Làm thức ăn hàng ngày: Tép rang, đúc trứng thịt rán, nấu bột cho trẻ em...

Làm mắm tép để ăn lâu ngày: Chấm thịt luộc, mắm tép chưng thịt...

Cách chọn

Chọn tép còn tươi sống, không long đầu, thân tép thẳng, không bị co quắp, màu tép chưa bị chuyển sang trắng hoặc hồng nhạt.

Bảo quản

Để trong tủ đông ăn dần hoặc có thể phơi khô.

Lưu ý khi sử dụng

Tép rất nhiều dinh dưỡng và canxi. Vì vậy không nên ăn quá nhiều tép vào buổi tối.

Những người bị dị ứng các loại có vỏ như tôm, cua cần lưu ý không nên ăn tép.