Thảo quả

Giá trị dinh dưỡng

Thảo quả là một loài thực vật có hoa thuộc họ Gừng ( Zingiberaceae). Thảo quả là một cây thuộc họ gừng, trông nó cũng na ná như cây gừng nhưng lớn hơn nhiều.Thảo quả dùng làm thuốc trong Trung y và ẩm thực Trung Hoa cũng như ẩm thực Việt Nam, được ghi đầu tiên trong sách Ẩm thiện chính yếu, là quả chín phơi hay sấy khô của cây thảo quả.

Thảo quả được trồng và mọc hoang ở những vùng khí hậu mát ở miền Bắc Việt Nam như Hoàng Liên Sơn, Hà Giang, Tây Bắc Việt Nam. Ở Trung Quốc, thảo quả có mọc ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Quý Châu.

Công dụng

Ngoài tác dụng làm các món ăn thêm hương vị, thảo quả còn có rất nhiều tác dụng khác:

- Tốt cho tim: Thảo quả là một nguồn cung cấp khoáng chất như kali, canxi và magiê... rất phong phú. 100g thảo quả có chứa tới 1119mg kali. Kali là một thành phần quan trọng của tế bào và chất dịch cơ thể giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp. 

- Bổ máu: Thảo quả cũng là một nguồn tuyệt vời của sắt. 100g thảo quả có chứa 13,97mg sắt (tương đương 175% lượng sắt bạn cần mỗi ngày). Sắt là chất cần thiết trong việc hình thành tế bào máu và sự trao đổi chất của các tế bào. Kết hợp với các dưỡng chất khác như kali, magiê... thảo quả được coi là chất góp phần sản xuất các tế bào máu đỏ.

- Phòng chống ung thư: Một nghiên cứu của Viện Ung thư Quốc gia Chittaranjan ở Ấn Độ cho thấy uống nước pha từ thảo quả có tác dụng ức chế sự tăng trưởng, thậm chí tiêu diệt các tế các tế bào gây ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết. Nghiên cứu này được thực hiện trên chuột bạch Thụy Sĩ, tuy nhiên, các kết quả được khuyến khích để nghiên cứu sâu hơn với các thử nghiệm lâm sàng liên quan đến con người.

- Làm giảm huyết áp: Một nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu thuốc tại trường Cao đẳng Y tế RNT ở Ấn Độ cho thấy rằng thảo quả có tác dụng ngăn ngừa huyết áp cao. Uống 3g thảo quả mỗi ngày trong 12 tuần làm giảm đáng kể huyết áp tâm thu, tâm trương và huyết áp trung bình. Các kết quả của nghiên cứu này được khuyến khích cho việc sử dụng thảo quả để giảm yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch.

- Ngăn ngừa đông máu: Một nghiên cứu được thực hiện bởi WJ Suneetha cho Cục Hóa sinh và dinh dưỡng tại Viện nghiên cứu Công nghệ Thực phẩm Trung ương Ấn Độ cho thấy thảo quả có chứa một số thành phần bảo vệ và ngăn chặn các máu vón cục và nguy cơ hình thành cục máu đông. Thảo quả có tác dụng này là bởi vì nó có thể chống lại sự kết tập tiểu cầu, mà kết tập tiểu cầu lại chính lại là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành cục máu đông. 

- Lợi tiểu: Một nghiên cứu được thực hiện bởi AH Gilani cho Bộ Khoa học sinh học và y sinh tại Đại học Aga Khan ở Pakistan xác nhận rằng, thảo quả thúc đẩy việc đi tiểu, tăng lượng nước tiểu từ thận để loại bỏ các chất dư thừa và độc tố ra khỏi cơ thể. Nghiên cứu này được thực hiện trên chuột thí nghiệm, tuy nhiên, kết quả rất đáng khích lệ cho các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng liên quan đến con người.

- Giảm sự đầy hơi: Thảo quả có tác dụng làm giảm nước và không khí trong cơ thể, từ đó giúp giảm tình trạng đầy hơi, trướng bụng. Ăn tỏi, hành tây là một nguyên nhân có thể làm tăng lượng không khí và nước trong cơ thể và làm cho bạn khó chịu ở bụng. Để giảm tình trạng này, bạn nên ăn cùng với thảo quả.

- Tránh được tình trạng ợ nóng: Loại thảo dược này kích thích việc sản xuất mật và làm giảm lượng axit tiết ra trong dạ dày. Từ đó, nó có tác dụng chống lại nguy cơ bị ợ nóng.

Ngoài ra, thảo quả còn có một số tác dụng khác như: 
- Giảm lượng caffeine trong cơ thể
- Làm giảm sự co thắt dạ dày
- Làm mát cho cơ thể
- Giảm bớt đau bụng ở trẻ em
- Làm dịu sự đau họng
- Giảm đau dây thần kinh
- Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp do dị ứng như ho, cảm lạnh, viêm phế quản và hen suyễn...

Cách chọn

Hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới có hai loại là Thảo Quả Đỏ và Thảo Quả Xanh, loại Thảo Quả Đỏ là loại quen thuộc của Việt Nam trước giờ, bởi đặc tính thơm và cay, hạt chắc. Nhưng loại này năng suất không cao cũng như dễ chết khi trời lạnh. Thảo quả Xanh là một giống thảo quả từ Ấn Độ, cho năng suất gấp 3 thảo quả đỏ, nhưng có điều không được thơm và chất lượng kém hơn. Nên vậy khi Trung Quốc thu mua thì loại xanh với giá thấp hơn nhiều.

Thảo quả Đỏ thì quả nó mọc thấp dưới đất, quả có màu đỏ đặc trưng, dân gian gọi là riềng rừng. Thuộc họ Gừng Zingiberaceae. Khi dùng thì mới bóc vỏ ra hạt chứ không sẽ mất mùi thơm. Cây này phụ thuộc độ ẩm và nhiệt độ, nếu thay đổi sẽ nhanh chóng vàng lá và chết. Thảo Quả Đỏ nhiều nơi thì sau khi thu hoạch sẽ cho lên sấy khói để bảo quản, vì vậy nhiều loại thảo quả có trên thị trường sẽ có màu đen, nhưng làm vậy sẽ có mùi khói, mất đi mùi thơm quen thuộc.

Bảo quản

Bảo quản nơi khô thoáng, tránh nhiệt độ ẩm, cho vào túi nilon hoặc hộp đậy kín nắp tránh làm bay mùi của thảo quả.

Ngoài ra, có thể buộc kín, bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh.

Lưu ý khi sử dụng

Nhìn chung, thảo quả an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng quá nhiều loại thảo dược này. 

Hạt thảo quả có thể gây ra đau bụng (đau co thắt) nếu được tiêu thụ nhiều. Vì vậy, bệnh nhân có sỏi ở túi mật nên tránh dùng thảo dược này hoặc nên tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi dùng. 

Một vài tác dụng phụ khác mà bạn có thể gặp khi dùng thảo quả bao gồm: khó thở, tức ngực, phát ban hoặc sưng da... Nếu thấy có các dấu hiệu này, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.