Vịt

Giá trị dinh dưỡng

Vịt là tên gọi phổ thông cho một số loài chim thuộc họ Vịt (Anatidae) trong bộ Ngỗng (Anseriformes). Các loài này được chia thành một số phân họ trong toàn bộ các phân họ thuộc họ Anatidae. Vịt chủ yếu là một loài chim nước, sống được ở cả vùng nước ngọt lẫn nước mặn, có kích thước nhỏ hơn so với những loài bà con của chúng là ngan, ngỗng, và thiên nga.

Vịt có chiếc mỏ dẹp rất lợi hại trong việc bắt các loài sinh vật nhỏ sống dưới nước như thực vật thủy sinh, côn trùng, các động vật lưỡng cư, động vật thân mềm có kích thước nhỏ như sò hến…; ngoài ra, cỏ, các loài thực vật dưới nước cũng là thức ăn khoái khẩu của loài vịt.

Tuy nhiên, đôi lúc, vịt cũng thường hay quấy nhiễu những "người họ hàng" xung quanh như chim lặn, gà nước, sâm cầm...

Phần lớn loài vịt thường không bay được vào thời kỳ thay lông, chúng phải nhờ những bà con bảo vệ, cung cấp đầy đủ thức ăn trong suốt thời gian này. Để an toàn hơn nữa, loài vịt có thói quen di trú trước khi bước vào gian đoạn thay lông.

Công dụng

Thịt vịt: Dùng làm thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Có thể chế biến được rất nhiều món ăn từ vịt: vịt quay, vịt luộc, bún vịt, cháo vịt, vịt om sấu....Ở Trung Quốc rất nổi tiếng với món Vịt quay Bắc Kinh.

Trứng vịt với kích thước gấp 30% so với trứng gà nhưng lượng calo trong trứng vịt cao gấp đôi trứng gà. Các amino axit trong hai loại trứng này tương tự nhau nhưng ở trứng vịt có chứa nhiều hơn về số lượng.

So với trứng gà thì trứng vịt có hàm lượng các chất như sau: Tinh bột, khoáng chất tương đương; lượng protein cao hơn; chất béo bão hòa và không bão hòa cao hơn; thành phần cholesterol cao hơn. Điều này lý giải vì sao những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch nên hạn chế ăn trứng vịt.

Lông vịt: Từ năm 1950-1958 miền Nam xuất khẩu được đồng tiền lông vịt. Những nước chủ yếu nhập lông vịt của miền Nam là Pháp, Tây Đức, Anh, Hồng Kông, Mỹ, Thái Lan, Đài Loan, Campuchia, Australia. Anh, Pháp, Đức, Mỹ, là những nước có kỹ nghệ biến chế lông vịt rất phát triển. Lông vịt đã được chế biến làm chăn, gối, áo, nệm theo phương pháp công nghiệp hiện đại. Ở những nước xứ lạnh, những sản phẩm làm bằng lông vịt rất được ưa chuộng (vì ấm và nhẹ).

Ngoài ra, vịt còn để dùng làm cảnh trong vườn thú.

Cách chọn

Để có những món ngon từ vịt ta nên chọn những con vịt vừa phải, không quá béo hoặc quá gầy, không quá non hoặc quá già.

Nếu là các món luộc, hay nấu cháo ta có thể chọn những con vịt vừa phải khoảng từ 2,5kg-3kg, không béo nhưng không già.

Nếu là món vịt om sấu, có thể chọn con vịt to hơn và già hơn thì thịt sẽ săn chắc và thơm ngon, ninh lâu sẽ không bị ngót thịt.

Nếu là món vịt quay, có thể chọn con to, béo ngậy nhưng không quá già.

Bảo quản

Nên bảo quản trong ngăn mát nếu chế biến ngay trong ngày.

Bảo quản ở tủ đông nếu muốn để dành ăn trong nhiều ngày.

Tất cả đều đảm bảo quy trình: làm sạch vịt, để ráo nước, bọc kín rồi mới bảo quản.

Lưu ý khi sử dụng

Theo Đông y, thịt vịt giàu chất đạm, vị ngọt, tính hàn, rất tốt cho sức khỏe. Nhưng đây là món ăn cần tránh đối với một số người. Hãy xem bạn có phải là đối tượng cần kiêng không.

Những nhóm người nên kiêng thịt vịt

1. Người có thể chất yếu, lạnhTheo Đông y, thịt vịt có tính lành, đối với những người có thể trạng hàn lạnh thì nên hạn chế ăn thịt vịt, bởi sau khi ăn vào có thể sẽ gây lạnh bụng, dẫn đến cảm giác chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các dấu hiệu tiêu hóa bất lợi khác.

2. Thịt vịt có độ đạm cao, người dị ứng thịt vịt tuyệt đối nên kiêng: Một số người ăn vịt sẽ gây ra dị ứng, đó là một loại bệnh dị ứng với những thực phẩm chứa lượng protein cao. Tức là có những người, ăn một bữa ăn quá giàu đạm thì sẽ gặp ngay hậu quả xấu liên quan đến đường tiêu hóa.

Sau khi kết thúc một bữa ăn quá nhiều đạm từ thịt vịt hoặc những món ăn quá giàu đạm, nhóm người này ngay lập tức có dấu hiệu ngứa ngoài da, sưng đỏ, sau đó đau bụng, tiêu hóa kém, đau đầu, nôn ói và các trạng thái mẫn cảm khác.

3. Những người đang bị cảm lạnh, đi ngoài phân lỏng: Khi đang bị cảm lạnh, sốt, tốt nhất không nên ăn thịt vịt. Mặc dù thịt vịt vốn rất tốt, nhưng người bị cảm thì cơ thể đang ở trong trạng thái yếu ớt, chức năng tiêu hóa giảm sút. Nếu tiếp tục ăn thịt vịt, có lượng mỡ tự nhiên khá cao, sẽ cản trở hấp thụ, không thể tiêu hóa. Càng ăn nhiều, cơ thể càng trở nên tồi tệ hơn.

4. Người bị bệnh viêm đường ruột, béo phì, xơ cứng động mạch: Nhóm người bệnh cuối cùng nên tránh thịt vịt, đó là người đang có tiền sử bệnh viêm đường ruột mãn tính. Theo Đông y, thịt vịt có tính ngọt vị mặn, ăn vào sẽ khiến cho bệnh viêm đường ruột trở nên nặng hơn.

Những người đang mắc các bệnh như đau bụng, tiêu chảy, đau lưng, đau bụng kinh thì tốt nhất cũng không nên ăn thịt vịt, hoặc ăn ở mức rất hạn chế.

Những thực phẩm khắc với thịt vịt, không nên kết hợp

- Không nên kết hợp thịt vịt với thịt thỏ, hạt óc chó, mộc nhĩ, hồ đào, tỏi, kiều mạch.

- Không nên ăn thịt vịt cùng với trứng gà vì có thể làm tổn hại đến nguyên khí trong cơ thể.

- Không nên ăn thịt vịt cùng lúc với thịt rùa, sẽ làm cho cơ thể rơi vào tình trạng âm thịnh dương suy, phù nề và tiêu chảy.