Xì dầu

Giá trị dinh dưỡng

Xì Dầu còn gọi là tàu vị yểu, nước tương (phương ngôn tiếng Việt miền Nam) là một loại nước chấm được sản xuất bằng cách lên men hạt đậu tương, ngũ cốc rang chín, nước và muối ăn. Nước chấm này, có nguồn gốc từ Trung Quốc, được sử dụng khá phổ biến trong ẩm thực Châu Á tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á, gần đây cũng xuất hiện trong một số món ăn của ẩm thực phương Tây, đặc biệt là một thành phần của nước chấm Worcestershire.

Xì dầu được lên men bằng men ( là một trong hai loài nấm Aspergillus oryzae hay A. sojae) cùng các vi sinh vật liên quan khác. Xì dầu đích thực được sản xuất từ hạt đậu tương nguyên vẹn, nhưng nhiều loại rẻ tiền được làm từ protein đậu tương thủy phân. Các loại xì dầu này không có màu sắc tự nhiên của xì dầu đích thực và nói chung được nhuộm màu bằng nhuộm màu caramel để có màu nâu đen. Ngoài ra, theo truyền thống thì hạt đậu tương được lên men trong các điều kiện tự nhiên, chẳng hạn như trong các bình hay lọ to để ngoài trời mà người ta tin rằng sẽ tạo thêm hương vị cho sản phẩm. Ngày nay, phần lớn xì dầu sản xuất ở quy mô thương mại được lên men trong môi trường do máy móc kiểm soát. Dường như tất cả các loại xì dầu đều được bổ sung thêm một chút rượu khi đóng chai, có tác dụng như là chất bảo quản chống hư hỏng.

Mặc dù có nhiều loại xì dầu, nhưng tất cả đều là chất lỏng màu nâu có vị mặn, được sử dụng để tạo gia vị khi nấu ăn hay làm nước chấm. Cái mà một số người phương Tây chỉ có thể miêu tả như là một loại vị ngọt có mùi thơm thì đối với người phương Đông lại là một vị cơ bản, được người Nhật gọi là "umami", còn người Trung Quốc gọi là "tiên vị" . Chất tạo ra vị umami này là glutamat mononatri, có tự nhiên trong xì dầu. Giống như các sản phẩm khác được chế biến bằng cách lên men đậu tương như miso, sữa đậu nành, đậu phụ... xì dầu cũng có thể sản xuất thủ công tại gia. Phương pháp truyền thống đòi hỏi việc trộn loại nấm men đặc biệt là Aspergillus oryzae với đậu tương.

Công dụng

Các chuyên gia Singapore đã gọi xì dầu là sản phẩm duy nhất có khả năng chống lại sự phá hủy tế bào mạch máu, do đó ngăn chặn sự phát triển xơ vữa động mạch và các bệnh khác. Trong một nghiên cứu liên quan đến khoảng 1.000 tình nguyện viên, các nhà khoa học phát hiện ra rằng sau khi dùng xì dầu 2-3 giờ, lưu thông máu được cải thiện gấp đôi. Các chuyên gia tại trường Đại học Quốc gia Singapore đã chỉ ra rằng đậu nành có chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa cao gấp 150 lần so với vitamin C.

Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá nhiều loại nước tương từ đậu nành thì có thể dẫn tới tác dụng phụ tương tự như lạm dụng muối, có thể dẫn đến lắng đọng muối trong cơ thể.

Bảo quản

Xì dầu nói chung nên được bảo quản nơi râm mát, tránh bị nắng chiếu trực tiếp. Chai xì dầu đã mở nắp mà không được lưu giữ nơi có nhiệt độ thấp sẽ hơi bị đắng.

Lưu ý khi sử dụng

Ung thư vú: Isoflavones có trong xì dầu lên men tự nhiên chính là chất xúc tác hỗ trợ các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Ảnh hưởng và gây rối loạn đến chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Vậy nên, những người có kinh nguyệt không đều, rong kinh... không nên bổ sung xì dầu trong quá trình nấu nướng.

Ảnh hưởng đến tuyến giáp: Trong xì dầu có chứa goitrogens, hóa chất này làm gián đoạn quá trình tổng hợp hormon thyroidal, nguyên nhân trực tiếp gây suy giảm tuyến giáp.

Giảm chất lượng tinh trùng: Điều này đã được nhiều công trình nghiên cứu chứng minh, các sản phẩm từ đậu nành có ảnh hưởng không tốt đến số lượng và chất lượng tinh trùng ở nam giới. Vậy nên, đàn ông ăn nhiều xì dầu sẽ không tốt cho khả năng sinh sản.

Ảnh hưởng tới hệ thần kinh: Xì dầu có chứa acid glutamic, đây được coi là một độc tố ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Acid glutamic cũng được sử dụng nhiều trong các sản phẩm bột ngọt.

Đông máu: Các sản phẩm từ đậu nành có chứa hemagglutinin, làm tăng nguy cơ đông máu, nghiêm trọng có thể dẫn tới thiếu oxy, đau tim và các bệnh mãn tính khác. Hàm lượng muối cao trong xì dầu cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, huyết áp.

Không tốt cho mẹ bầu: Từ tất cả các yếu tố trên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, bà mẹ mang thai không nên ăn quá nhiều sản phẩm từ đậu nành, bởi các chất hóa học độc hại có thể ảnh hưởng tới sự phát triển thai nhi.

Ảnh hưởng đến thận: Oxalat & phytoestrogens có trong các sản phẩm từ đậu nành có thể gây sỏi thận, phytoestrogen làm suy giảm chức năng thận.