Món ngon ngày tết của người Tây Bắc

Thứ Hai, 16/01/2012 05:23

3,714 xem

0 Bình luận

(0)

3264

Tây Bác có rất nhiều dân tộc sinh sống mỗi dân tộc có một món đặc sản riêng biệt dành cho ngày tết. Cùng Amthuc365 khám phá từng vùng nơi đây nào!

Mỗi dân tộc ở Tây Bắc, trong ngày tết đều có những loại bánh đặc trưng của dân tộc mình. Đó không chỉ là những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, mà còn chuyên chở những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc:

Bánh dày dân tộc Mông: Dân tộc Mông ăn tết theo lịch riêng của dân tộc mình, đấy là lúc vụ mùa đã thu hái xong và thường vào cuối năm dương lịch. Trong mâm cỗ tết, không thể thiếu bánh dày bởi người Mông quan niệm bánh dày tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời, nguồn gốc sinh ra vũ trụ và loài người.

Nguyên liệu để bánh dày có hương vị thơm ngon nhất phải là gạo nếp nương vụ mới. Nhiều khi là gạo nếp cẩm – một loại nếp quí có mầu tím sẫm, rất thơm ngon, bổ dưỡng. Gạo nếp được giã trực tiếp từ thóc, còn nguyên vỏ lụa rồi xôi chín bằng chõ đục từ thân cây, Khi xôi lửa phải đều thì xôi mới dẻo thơm. Khi xôi chín đổ vào cối giã ngay khi còn nóng.

Việc giã bánh do thanh niên khỏe mạnh đảm nhiệm, họ giã chày đôi để xôi nhanh nhuyễn. Đây cũng là dịp các chàng trai trổ tài mạnh mẽ. Khi xôi đã nhuyễn và dẻo quánh thành một khối là lúc các mẹ, các chị khéo léo nặn thành những chiếc bánh xinh xắn, tròn trịa như mặt trăng mặt trời trong câu chuyện cổ. Muốn cho khỏi dính tay và bánh tăng độ thơm ngon, các mẹ các chị xoa lòng đỏ trứng gà vào lòng bàn tay. Bánh được gói trong lá chuối đã hơ nóng cho mềm.

Sản vật quí có được do bàn tay lao động cùng trí tưởng tượng phong phú, đã thổi hồn cho chiếc bánh thơm ngon, gói ghém cả đất trời và khát vọng vươn tới tới một cuộc sống ấm no hạnh phúc của người Mông. Chủ nhà bao giờ cũng dâng một cặp bánh mới lên bàn thờ, kính mời các đấng thần linh và tổ tiên thụ lộc và phù hộ độ trì cho gia đình năm mới mạnh khỏe, ấm no, hạnh phúc.

Bánh của người Thái: Ngày tết của người Thái Tây Bắc không thể thiếu bánh “khẩu tủm hík”, “khẩu tủm đăm” và “khẩu cộp”. Đây là những loại bánh truyền thống, không chỉ thơm ngon bổ dưỡng, mà còn gói ghém cả đất trời và tình người sâu nặng.

Các loại bánh này đều có điểm chung là dùng nguyên liệu là gạo nếp mới ngon đã được chọn lựa kỹ, nhân bằng đỗ nho nhe, thịt lợn ba chỉ cùng các loại gia vị, mà một trong những loại không thể thiếu là hạt xẻn – “mák khén”, một loại hạt tiêu rừng , rất thơm và cay, gói trong lá dong xanh.

Từ trước tết, các mẹ, các chị đã lựa gạo, vào rừng lấy lá dong, củi, lạt… chuẩn bị lợn để mổ ăn tết. Còn ngày gói bánh thực sự là ngày hội của mỗi gia đình. Thịt làm nhân phải còn tươi mới thơm ngon, nên cánh trai tráng đã mổ lợn từ rất sớm, tiếng lợn kêu eng éc khắp bản, còn các mẹ các chị chuẩn bị gạo đỗ… Lũ trẻ cũng xăng xái xung quanh, tập gói những khuôn bánh nhỏ xinh.

Nếu “Khẩu tủm hík” được gói bằng gạo nếp trắng, tròn và dài như bánh tày của người miền xuôi. Thì “Khẩu tủm đăm” được trộn gia vị của rừng gồm thảo quả, hạt gạo được nhuộm đen nhánh bằng bột than của cây núc nác, một loại cây cho quả chua để tạo mầu đen và tăng độ thơm ngon. “Khẩu tủm đăm” chế biến cầu kỳ, lại có hương vị thơm ngon đặc biệt nên dùng để dâng cúng tổ tiên hoặc đãi khách quí càng chứng tỏ sự sang trọng, thành kính. Riêng bánh “Khẩu cộp” được gói giống như bánh tẻ, nhưng buộc từng đôi vào nhau như đôi tay khum khum ủ lửa.

Gạo nếp thơm, đỗ, gia vị trên nền lá dong xanh thắm của núi rừng Tây Bắc, như sự sống của muôn loài đang rạo rực sinh sôi, như đất trời Tây Bắc mùa xuân mơn mởn lộc non tơ nhú, thơm  ngát hương hoa ban huyền thoại, chuyên chở nguyên lý âm dương ngũ hành, khát vọng một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Từ bao đời rồi, mỗi tết nhà nhà đều náo nức gói những loại bánh có từ thời ông bà truyền lại, gửi vào đó bao ước mơ khát vọng một ngày mai tươi sáng hơn. Trẻ nhỏ thêm lớn khôn, người già như trẻ lại, những đôi trai gái tặng nhau cặp bánh như trao gửi tâm tình. Hình dáng các loại bánh này mang biểu tượng của linh vật nam và nữ, ẩn chứa bao điều sâu kín về tình yêu và cuộc sống.

Tết của dân tộc Giáy: Dân tộc Giáy lại không thể thiếu bánh “Sa khao”, bánh mật, bánh dầu thòn…

Ngày xuân, sau những ngày náo nức trong hội hái hoa ban, nồng say cùng vòng xòe mê đắm, bồi hồi nâng chén rượu thơm trong hương xuân hồn hậu, mỗi người như được tiếp thêm nguồn năng lượng mới, để rồi thêm tin yêu về một ngày mai.

Sưu tầm

Bánh tết cổ truyền của một số dân tộc Tây Bắc

Posted by on Tháng Hai 17, 2010 at 6:38 chiều

Trần Vân Hạc

Mỗi dân tộc ở Tây Bắc, trong ngày tết đều có những loại bánh đặc trưng của dân tộc mình. Đó không chỉ là những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, mà còn chuyên chở những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc: 

Dân tộc Mông ăn tết theo lịch riêng của dân tộc mình, đấy là lúc vụ mùa đã thu hái xong và thường vào cuối năm dương lịch. Trong mâm cỗ tết, không thể thiếu bánh dày bởi người Mông quan niệm bánh dày tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời, nguồn gốc sinh ra vũ trụ và loài người. Nguyên liệu để bánh dày có hương vị thơm ngon nhất phải là gạo nếp nương vụ mới. Nhiều khi là gạo nếp cẩm – một loại nếp quí có mầu tím sẫm, rất thơm ngon, bổ dưỡng. Gạo nếp được giã trực tiếp từ thóc, còn nguyên vỏ lụa rồi xôi chín bằng chõ đục từ thân cây, Khi xôi lửa phải đều thì xôi mới dẻo thơm. Khi xôi chín đổ vào cối giã ngay khi còn nóng. Việc giã bánh do thanh niên khỏe mạnh đảm nhiệm, họ giã chày đôi để xôi nhanh nhuyễn. Đây cũng là dịp các chàng trai trổ tài mạnh mẽ. Khi xôi đã nhuyễn và dẻo quánh thành một khối là lúc các mẹ, các chị khéo léo nặn thành những chiếc bánh xinh xắn, tròn trịa như mặt trăng mặt trời trong câu chuyện cổ. Muốn cho khỏi dính tay và bánh tăng độ thơm ngon, các mẹ các chị xoa lòng đỏ trứng gà vào lòng bàn tay. Bánh được gói trong lá chuối đã hơ nóng cho mềm.

Sản vật quí có được do bàn tay lao động cùng trí tưởng tượng phong phú, đã thổi hồn cho chiếc bánh thơm ngon, gói ghém cả đất trời và khát vọng vươn tới tới một cuộc sống ấm no hạnh phúc của người Mông. Chủ nhà bao giờ cũng dâng một cặp bánh mới lên bàn thờ, kính mời các đấng thần linh và tổ tiên thụ lộc và phù hộ độ trì cho gia đình năm mới mạnh khỏe, ấm no, hạnh phúc.

Ngày tết của người Thái Tây Bắc không thể thiếu bánh “khẩu tủm hík”, “khẩu tủm đăm” và “khẩu cộp”. Đây là những loại bánh truyền thống, không chỉ thơm ngon bổ dưỡng, mà còn gói ghém cả đất trời và tình người sâu nặng.

Các loại bánh này đều có điểm chung là dùng nguyên liệu là gạo nếp mới ngon đã được chọn lựa kỹ, nhân bằng đỗ nho nhe, thịt lợn ba chỉ cùng các loại gia vị, mà một trong những loại không thể thiếu là hạt xẻn – “mák khén”, một loại hạt tiêu rừng , rất thơm và cay, gói trong lá dong xanh.

Từ trước tết, các mẹ, các chị đã lựa gạo, vào rừng lấy lá dong, củi, lạt… chuẩn bị lợn để mổ ăn tết. Còn ngày gói bánh thực sự là ngày hội của mỗi gia đình. Thịt làm nhân phải còn tươi mới thơm ngon, nên cánh trai tráng đã mổ lợn từ rất sớm, tiếng lợn kêu eng éc khắp bản, còn các mẹ các chị chuẩn bị gạo đỗ… Lũ trẻ cũng xăng xái xung quanh, tập gói những khuôn bánh nhỏ xinh.

Nếu “Khẩu tủm hík” được gói bằng gạo nếp trắng, tròn và dài như bánh tày của người miền xuôi. Thì “Khẩu tủm đăm” được trộn gia vị của rừng gồm thảo quả, hạt gạo được nhuộm đen nhánh bằng bột than của cây núc nác, một loại cây cho quả chua để tạo mầu đen và tăng độ thơm ngon. “Khẩu tủm đăm” chế biến cầu kỳ, lại có hương vị thơm ngon đặc biệt nên dùng để dâng cúng tổ tiên hoặc đãi khách quí càng chứng tỏ sự sang trọng, thành kính. Riêng bánh “Khẩu cộp” được gói giống như bánh tẻ, nhưng buộc từng đôi vào nhau như đôi tay khum khum ủ lửa.

Gạo nếp thơm, đỗ, gia vị trên nền lá dong xanh thắm của núi rừng Tây Bắc, như sự sống của muôn loài đang rạo rực sinh sôi, như đất trời Tây Bắc mùa xuân mơn mởn lộc non tơ nhú, thơm  ngát hương hoa ban huyền thoại, chuyên chở nguyên lý âm dương ngũ hành, khát vọng một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Từ bao đời rồi, mỗi tết nhà nhà đều náo nức gói những loại bánh có từ thời ông bà truyền lại, gửi vào đó bao ước mơ khát vọng một ngày mai tươi sáng hơn. Trẻ nhỏ thêm lớn khôn, người già như trẻ lại, những đôi trai gái tặng nhau cặp bánh như trao gửi tâm tình. Hình dáng các loại bánh này mang biểu tượng của linh vật nam và nữ, ẩn chứa bao điều sâu kín về tình yêu và cuộc sống.

Dân tộc Giáy lại không thể thiếu bánh “Sa khao”, bánh mật, bánh dầu thòn…

Ngày xuân, sau những ngày náo nức trong hội hái hoa ban, nồng say cùng vòng xòe mê đắm, bồi hồi nâng chén rượu thơm trong hương xuân hồn hậu, mỗi người như được tiếp thêm nguồn năng lượng mới, để rồi thêm tin yêu về một ngày mai.

Danh mục bài viết Ẩm thực ba miền

Đang tải dữ liệu loading