Mì ăn liền và những lầm tưởng tai hại

Thứ Hai, 06/08/2012 05:18

5,087 xem

0 Bình luận

(0)

1170

Tiện lợi và ngon miệng, mỳ ăn liền đã trở thành một phần của lối sống hiện đại nhưng kèm theo nó là các vấn đề về sức khỏe mà không phải ai cũng biết.

Giảm cân bằng mì ăn liền ư?


Nhiều người nghĩ rằng ăn mì thay cơm thì có thể giúp giảm cân. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại cảnh báo rằng thành phần của mì tôm có chứa đến 15 – 20% chất béo (shotrening), chủ yếu là dạng acid béo no, khó tiêu hóa. Trong khi đó, nó lại hầu như không có chất xơ nên ăn mì ăn liền hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.

Không những thế, mì ăn liền còn có chất béo dạng transfat nếu được sản xuất rút gọn theo phương pháp hydrogen hóa. Khi ăn phải những gói mì có chất béo dạng này, mức cholesterol xấu trong máu sẽ tăng lên, dẫn đến nguy cơ bị các bệnh tim mạch. Do vậy, nếu có sử dụng, nhớ chỉ nên dùng những sản phẩm được ghi trên nhãn là có hàm lượng transfat từ 0 – 2g.

Một tô mì bự là đủ để thay thế một bữa cơm?

Về mặt dinh dưỡng, món ăn này chỉ có khả năng cung cấp bột và đạm thực vật. Nó không thể cân bằng dinh dưỡng bởi thiếu đi các chất đạm động vật hay vitamin từ rau quả tươi. Vậy nên, việc đánh chén món ăn này hàng ngày thay cho bữa ăn chính sẽ khiến cho bạn bị thiếu hụt một lượng chất dinh dưỡng rất lớn cho cơ thể trong khi carbonhydrate lại dư thừa rất nhiều.

Mặt khác, gia vị đi kèm trong các gói mì thường chứa nhiều chất phụ gia để tăng thêm cảm giác ngon miệng. Những chất này hoàn toàn không những không bổ sung được thêm dinh dưỡng mà nó còn cay, nóng, gây bất lợi cho những ai có huyết áp hay thân nhiệt cao.

Vậy là phải cho mì ăn liền vào black list cả đời?


Nhiều người rất thích mì tôm, thậm chí là còn “nghiện” món ăn này mặc dù biết nó “hại” nhiều hơn “lợi”. Nếu bạn nằm trong trường hợp đó, hãy học cách ăn mì tôm thật thông minh. Theo các chuyên gia an toàn thực phẩm, một phương pháp khá hiệu quả để hạ bớt hàm lượng chất béo trong món ăn này là dùng 2 lần nước. Nếu nấu thì có thể đun sôi nước, cho mì vào khuấy đều rồi đổ nước này đi, nấu lại bằng nước khác rồi mới cho gia vị.

Nguyên nhân vì trong quá trình nấu hay úp mì ở lượt nước đầu, chất bảo quản trong đó sẽ được hòa tan. Khi đổ nước này đi thì chúng sẽ theo đó mà tiêu mất đi khá nhiều. Cụ thể là transfat bên ngoài mỗi sợi mì sẽ bị cuốn trôi, giúp hạn chế tối đa lượng hấp thụ nó vào cơ thể. Thêm nữa, dù đã nấu lại nước mới thì cũng không nên húp sạch phần nước còn dư trong bát sau khi ăn để tránh những chất có hại còn sót.

Cuối cùng, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo rằng cần chú ý đến việc cân bằng dinh dưỡng khi ăn mì tôm vì trong mì tôm này vốn chỉ có carbonhydrate và chất béo thôi. Do vậy, đừng quên bổ sung rau xanh cùng các loại đạm từ thịt, trứng để bù đắp lượng vitamin, chất xơ và protein bị thiếu hụt. Đặc biệt, với những ai bị mắc những chứng bệnh liên quan đến tim mạch thì nên hạn chế tối đa việc ăn món này. Ngay cả với những người bình thường khác, cũng chỉ nên ăn tối đa 3 lần/tuần.

(Theo Kênh14)

Danh mục bài viết Món ăn & sức khỏe

Đang tải dữ liệu loading