Tết mùng 3 tháng 3 ở Trung Quốc

Thứ Tư, 10/04/2013 05:01

2,178 xem

0 Bình luận

(0)

4721

Hiện nay, nhiều người tranh cãi về nguồn gốc tết hàn thực ở Việt Nam. Trong đó, nổi bật nhất là hai xu hướng. Một hướng cho rằng tết hàn thực Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc, theo tích kể về Giới Tử Thôi. Một thuyết nói rằng ngày tết mùng 3 tháng 3 gốc là ngày dâng lễ lên Mẫu của người Việt. Tuy nhiên, dù nguồn gốc ngày này ở Việt Nam như thế nào thì ta có thể thấy, tết hàn thực ở Trung Quốc và Việt Nam vẫn có rất nhiều khác biệt.

Trước đây, mùng ba tháng ba là một lễ hội truyền thống của người Hán và một số dân tộc thiểu số. Ban đầu ngày ba tháng ba là ngày lễ tập trung vào các hoạt động tôn giáo để tránh khỏi thảm họa và giữ linh hồn ma quỷ cũng như cầu nguyện cho việc sinh con. Các hoạt động bao gồm các nghi lễ hiến tế để tôn vinh nữ thần Gao Mei, "Fu Xi" (một nghi lễ tắm) và cơ hội gặp gỡ tìm hiểu nhau giữa nam nữ chưa vợ chưa chồng...

Gao Mei là nữ thần của hôn nhân và sinh nở. Mọi người sẽ cầu nguyện của mình cho sinh đẻ thông qua các nghi lễ hiến tế. Trong khi đó, "Fu Xi" được diễn ra nhằm chữa bệnh vô sinh của phụ nữ. Bên cạnh đó, đây là cơ hội để thanh niên nam nữ làm quen với nhau và tìm kiếm vợ chồng. 

Theo một quan niệm khác, đây là ngày lễ mà người Trung Quốc cổ đại mong được cầu nguyện phước lành, tránh tai họa. Vào ngày này, người Trung Quốc xưa sẽ xuống nơi có nước để chơi các trò chơi, tắm hoặc lấy những bông hoa phong lan nhằm xua đuổi bất hạnh và cầu sự may mắn. 

Ngày nay, Tết mùng 3 tháng 3 vẫn là ngày lễ truyền thống của Trung Quốc. Ở nhiều nơi, người ta tổ chức lễ hội vào ngày này. Trong đó, ngày tết này được tổ chức phong phú và rộng khắp ở cộng đồng các tộc người trên khắp đất nước.

Mùng 3 tháng 3 là lễ hội tình yêu ở Trung Quốc (Ảnh: internet)

Đối với đồng bào tộc người Choang ở tây nam Trung Quốc, mùng 3 tháng 3 là lễ hội dành cho những nam thanh nữ tú để hát những bài ca tình yêu và chọn người yêu cho mình. Từ năm 1983, “lễ hội hát” được tổ chức đều đặn vào ngày này.

Có một câu chuyện dân gian kể về truyền thống hát của người Trung Quốc. Ngày xưa, có một người con gái của một người ca sĩ nổi tiếng muốn tìm chồng bằng cách tổ chức một cuộc thi hát. Cuối cùng, cô đã thành công trong việc tìm kiếm người đàn ông dành cho mình. Từ đó, tìm người yêu bằng ca hát đã trở thành truyền thống của người dân.

Bên cạnh việc ca hát, “nhảy tre” cũng là hoạt động quan trọng của người Choang vào ngày tết mùng ba tháng ba. Thanh niên mặc trang phục truyền thống, đánh trống và gây ấn tượng đối với người họ thầm mến.

Xôi ngũ sắc và trứng vẽ là món ăn quan trọng. Người Choang cho rằng, gạo rất tốt cho sức khỏe và trứng vẽ là kỷ niệm tốt nhất cho tình yêu.

Ở đảo Hải Nam và một số tỉnh phía Nam Trung Quốc, người ta coi ngày mùng 3 tháng 3 là ngày lễ tình yêu. Có nơi tổ chức các hoạt động ngoài trời với chủ đề là tình yêu. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để tưởng nhớ tới ông bà, tổ tiên. 

Thưởng hoa cùng người yêu là một hoạt động thú vị ngày mùng 3 tháng 3 (Ảnh: internet)

PV- Amthuc365

Danh mục bài viết Văn hóa ẩm thực

Đang tải dữ liệu loading