Cua ghẹ chết bán đắt như tôm tươi nhờ chất hóa học

Thứ Năm, 25/04/2013 02:41

1,773 xem

0 Bình luận

(0)

2877

Chỉ với vài bước thao tác,những con cua, con ghẹ long chân, rụng càng có thể trong chốc lát biến thành loại thực phẩm tươi ngon, quyến rũ trong mắt thực khách. Làm giả gạch cua bằng lòng đỏ trứng, ngâm ghẹ chết vào hỗn hợp chất hóa học không rõ nguồn gốc khiến những nhà kinh doanh vô lương tâm thu về bộn tiền. Trong khi đó, khách ăn vẫn không hề hay biết.

Chủ một đại lý chuyên cung cấp tôm, cua, cá, mực cho biết, loại hàng tươi sống này thường được chia làm nhiều loại. Ví dụ như ghẹ, con nào còn sống, khỏe mạnh, to mẩy, nhiều trứng và gạch, được ưu tiên bỏ mối cho các nhà hàng, khách sạn lớn; con nào nhỏ hơn hoặc không đều nhau được chuyển cho những quán ăn bình dân; còn lại những con yếu, gãy càng, rụng mai, thậm chí đã chết trên đường vận chuyển được bỏ mối cho các hàng rong hay quầy nhỏ lưu động.

Phần lớn trong số những con ghẹ này là đồ "phế phẩm" nhưng chỉ cần qua bàn tay “chữa trị” tài tình của người bán, đám ghẹ “thương binh”, “ngất xỉu” này sẽ trở nên tươi rói bóng bẩy như chưa hề chết.

Khoảng 8h tối ngày cuối tuần, mọi người trong gia đình chuyên bán cua ghẹ tại bãi biển Vũng Tàu đã tất bật chuẩn bị các công đoạn cho buổi bán hàng ngày mai. Căn nhà cấp bốn ẩm thấp nằm sâu trong con hẻm nhỏ, chỉ khoảng 12 m2, chất đầy cua ghẹ, bốc lên mùi ẩm mốc và tanh nồng khó tả. Xung quanh là những thùng xốp và chậu cáu bẩn đựng một thứ nước có màu đục nhờ nhờ, bà chủ cho biết đó là hỗn hợp nước, hàn the và bột ngọt.

 

Phần lớn trong số những con ghẹ này là đồ "phế phẩm" đã qua công nghệ chế biến.

Phần lớn những con ghẹ này là đồ "phế phẩm" đã qua công nghệ chế biến

Từng con ghẹ chết sẽ được tuyển chọn một lần nữa, gắn lại càng và chân, sau đó ngâm vào thứ nước hỗn hợp trên. Trong quá trình ngâm, thỉnh thoảng người chế biến còn cho vào nước một chất phụ gia hóa học đựng trong gói nhỏ nhàu nát không rõ nhãn mác.

Xong công đoạn ngâm ướp để phục hồi hình dạng cho đám cua ghẹ, người ta xếp vào một rổ to cho ráo nước, chuẩn bị đến công đoạn bơm gạch. Hỗn hợp gạch giả gồm lòng đỏ trứng vịt, bột mỳ, chất bảo quản trộn lẫn với nhau, được bơm thẳng vào mai.

Sau khi qua nhiều bước tái sinh, toàn bộ số cua ghẹ chết giờ trở nên căng mẩy, mai gồ lên những mảng gạch màu vàng ruộm, nhìn khác xa với hình ảnh nhợt nhạt, bốc mùi lúc trước. Kỹ xảo này còn được áp dụng đối với cua ghẹ đang sống.

Nhìn những chậu hải sản tươi roi rói với đám cua ghẹ sống đang thở sủi tăm, giơ chân giơ càng, thật khó phát hiện trộn lẫn dưới đáy chậu là những con vốn được xếp hạng bét. Dân biển chuyên nghiệp nhìn có thể biết đâu là hàng tươi sống “xịn”, đâu là hàng “tái sinh” dựa trên màu sắc của thực phẩm. Tuy nhiên khách du lịch dù tinh tường cũng khó mà phân biệt được cua ghẹ đã qua “thẩm mỹ viện” khi con nào con ấy đã được chế biến thơm phức gừng sả.

Theo PLVN

Danh mục bài viết Tin Ẩm thực

Đang tải dữ liệu loading