Dịch sốt xuất huyết chưa qua, bệnh chân tay miệng đã ùn ùn kéo tới

Thứ Năm, 14/09/2017 12:00

1,998 xem

0 Bình luận

(0)

3925

Cho đến thời điểm hiện tại đã có hơn 90 000 trường hợp mắc và 24 trường hợp tử vong. Dự đoán ổ dịch sẽ vẫn còn phát triển mạnh mẽ và phức tạp hơn trong thời gian tới bởi đỉnh dịch hàng năm thường rơi vào tháng 9 đên tháng 11. Tất cả người dân đều phải chủ động để phòng tránh dịch lan tràn.

Theo thông kê gần đây nhất, số trường hợp mắc các bệnh về chân tay miệng, đặc biệt là trẻ em đang ngày càng gia tăng, có thể bùng phát thành dịch nếu không phòng chống kịp thời.

Dịch sốt xuất huyết chưa qua, bệnh chân tay miệng đã ùn ùn kéo tới1

Theo cảnh báo, dịch chân tay miệng trong thời gian tới sẽ càng trở nên trầm trọng hơn

Bệnh chân tay miệng ùn ùn kéo tới!

Ngày 24/8 theo thông tin từ Cục Y tế Dự Phòng báo cáo giám sát của các địa phương từ đầu năm 2017 đến nay, cả nước ghi nhận lên đến 43.162 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 20.063 trường hợp nhập viện. Con số này quả là không hề nhỏ đối với dân số Việt Nam. Các chuyên gia cảnh bảo, số trường hợp mắc chân tay miệng trong thời gian tới còn có xu hướng tăng lên do đang mùa dịch và học sinh bước vào đầu năm mới.

Bô y tế đề nghị tất cả các trường học trong cả nước cần thực hiện vệ sinh lớp học, làm sạch bề mặt đồ chơi hàng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa khác nhằm ngăn chặn lây lan dịch bệnh, cung cấp nước sạch, phát hiện sớm các trường hợp bị bệnh để có phương pháp xử lý kịp thời.

Cho đến thời điểm hiện tại đã có hơn 90 000 trường hợp mắc bệnh và 24 trường hợp tử vong. Dự đoán ổ dịch sẽ vẫn còn phát triển mạnh mẽ và phức tạp hơn trong thời gian tới bởi đỉnh dịch hàng năm thường rơi vào tháng 9 đên tháng 11.

Dịch sốt xuất huyết chưa qua, bệnh chân tay miệng đã ùn ùn kéo tới2

Trên cả nước đã có hơn 90 000 trường hợp mắc bệnh chân tay miệng

Mỗi người cần có ý thức đẻ chủ động phòng chống bệnh chân tay miệng

Để phòng chống bệnh chân tay miệng đang hoành hành, Bộ Y tế khuyến cáo người dân, đặc biệt là đối tượng trẻ em chủ động thực hiện những biện pháp sau:

1: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch nhiều lần trong ngày (Cả người lớn và trẻ em). Nhất là sau khi chế biến thức ăn, trước và sau khi cho trẻ ăn, bế ẵm, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã hoặc làm các vệ sinh khác cho trẻ.

2: Thực hiện nghiêm túc chủ trương ăn chín uống sôi, vật dụng nấu nướng phải đảm bảo sạch sẽ trước khi sử dụng (Tốt nhất là tráng nước sôi), đảm bảo nguồn nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ bốc thức ăn, mút tay, ngậm đồ chơi, không cho trẻ dùng chung khăn tay, dụng cụ ăn uống…với người đang bị bệnh.

Dịch sốt xuất huyết chưa qua, bệnh chân tay miệng đã ùn ùn kéo tới3

Vệ sinh đồ chơi của trẻ bằng xà phòng để tránh lây lan dịch bệnh

3: Bố mẹ cần chú ý vệ sinh đồ chơi của trẻ bằng cách lau, rửa bằng xà phòng hoặc rửa bằng nước ấm + muối. Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, nhất là những chỗ trẻ hay tiếp xúc nhiều như mặt bàn, mặt ghế, sàn nhà, tay vịn cầu thang.

4. Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh

5. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh, đúng nơi quy định.

6: Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện như: sốt, da dát đỏ, có mụn nước mọc ở họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Nguồn: 24h

Danh mục bài viết Sức khỏe gia đình

Đang tải dữ liệu loading