Bột mì

Giá trị dinh dưỡng

Bột mì hay Bột lúa mì gọi chung là bột mì (flour),  là sản phẩm được chế biến từ hạt lúa mì hoặc các loại ngũ cốc bằng quá trình xay nghiền, là thành phần chính của hầu hết các loại bánh mì. Có nguồn gốc từ Tây Nam Á. Vào khoảng năm 3000 trước công nguyên, lúa mì đã xuất hiện tại Ethiopia, Ấn Độ, Ireland và Tây Ban Nha,  Tuy nhiên, bột mì cũng được phân chia làm nhiều loại, mỗi loại thích hợp với một vài món bánh.

Có 2 cách phân loại bột mì là dựa vào màu sắc và dựa vào hàm lượng protein (gluten) có trong bột mì.

Màu sắc: Có 2 loại là bột mì đen và bột mì trắng. Bột mì trắng được sản xuất từ hạt lúa mì trắng, bột mì đen được sản xuất từ hạt lúa mì đen. Bột mì trắng lại được chia ra làm 2 loại là bột mì cứng và bột mì mềm.

Các loại bột bánh mì được gọi theo thể loại bột "trắng", hay bột "nâu" tùy vào lượng gluten cao hay thấp, tùy vào mầu sắc của bột và gọi là bột cứng hay mềm tùy vào lượng và tính chất gluten của bột. Bột mì hiện nay được làm từ nhiều loại bột được nghiền trộn từ nhiều loại lúa khác nhau.

Bột mì để làm bánh mì (Bread), gluten cao hơn và khỏe hơn, để làm cho bánh nở khỏe, giữ được hình dạng của bánh sau khi nướng. Bột mì để làm bánh kem xốp (cake hay gateaux) có gluten ít hơn. Bột làm bánh ngọt (pastry) có gluten cao hơn bánh kem xốp chút ít, và thấp hơn bột làm bánh mì.

 Bột mì thường (bột mì đa dụng/all purpose flour): Đây là loại bột mì phổ biến nhất, thường được sử dụng nhiều khi làm bánh ngọt, bánh gato, bánh quy, bánh mì. Loại bột này không chứa bột nổi, có ứng dụng rộng rãi. 

Bột mì số 8 (cake flour/pastry flour): Loại bột này có hàm lượng protein thấp, bột rất mịn và nhẹ, màu trắng tinh. Bột này dùng để làm ra các loại bánh có kết cấu bông xốp, mềm, nhẹ như bánh bông lan, bánh cupcake...

Bột mì số 11 (bread flour/bột mì cứng/bột bánh mì): Loại bột này có hàm lượng protein cao, dùng để làm bánh mì gối, bánh mì bagu, đế bánh pizza... bởi thành phẩm khi ra lò là bánh có độ dai dai chứ không mềm như bánh ngọt. Protein sẽ tương tác với men nở, phát triển tạo nên kết cấu dai, chắc cho bánh mì.

Higr - gluten flour (họ hàng với bột mì số 11): Loại bột chuyên dụng để làm các loại bánh mì vỏ cứng, giòn ví dụ như đế bánh pizza hoặc bagel.

Self - rising flour: Đây là loại bột đã trộn sẵn với bột nổi (baking powder) và đôi khi cả muối. Bột này có ưu điểm là trộn rất đều với bột mì. Tuy nhiên, ứng dụng của nó lại hạn chế hơn đó là mỗi loại bánh khác nhau đều có lượng bột nổi khác nhau, hay bột nổi sẽ giảm tác dụng theo thời gian, gây ảnh hưởng đến chất lượng bánh. Loại bột này phù hợp với những loại bánh như cookies, cake.

Pastry flour: Cũng là một loại bột trong làm bánh nhưng có hàm lượng protein thấp (cao hơn bột mì số 8). Bột có màu trắng kem, thích hợp để làm vỏ bánh pie, cookies, bánh quy, muffins.

Công dụng

Dùng để làm bánh mỳ, bánh ngọt, bánh quy, các loại vỏ bánh pie...các loại mỳ: spaghetty, pasta..

Ngoài ra còn dùng để làm đẹp da. Sau đây là một số công thức làm đẹp da:

Mặt nạ làm trắng da bằng bột mì và tinh bột nghệ
Nguyên liệu:
- 2 thìa bột mì
- 2 thìa tinh bột nghệ
- 4 thìa sữa tươi không đường
Cách thực hiện: Mỗi tuần 2 – 3 lần, vào buổi tối sau khi dùng sữa rửa mặt xong bạn trộn đều tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị thành hỗn hợp sánh mịn. Tiếp đó, đắp mặt nạ lên và massage nhẹ nhàng theo vòng xoáy ốc để dưỡng chất thẩm thấu hết vào bề mặt da. Thư giãn trong 20 phút rồi rửa mặt lại.

Mặt nạ làm trắng da bằng bột mì và chanh: Mặt nạ bột mì và chanh thích hợp với da nhờn
Nguyên liệu:
- 3 thìa bột mì
- 3 thìa nước cốt chanh
- Nước ấm
Cách thực hiện: Trộn bột mì, nước chanh và nước ấm chung với nhau, rồi dùng thìa khuấy cho thật đều. Sau khi rửa mặt sạch bạn thoa hỗn hợp vừa chế biến lên khắp mặt và massage nhẹ nhàng. Đợi khoảng 20-30 phút thì rửa lại bằng nước sạch.

Mặt nạ làm trắng da bằng bột mì và sữa chuaBột mì và sữa chua giúp da trắng đẹp, giảm thâm nám
Nguyên liệu:
- 3 thìa bột mì
- 3 thìa sữa chua không đường
Cách thực hiện: Cho bột mì và sữa chua không đường vào một cái chén sạch rồi trộn đều lên tạo thành hỗn hợp sánh mịn. Rửa mặt xong bạn lấy hỗn hợp này nhẹ nhàng thoa khắp mặt. Để khoảng 20 phút, lúc mặt nạ bắt đầu khô đi bạn gỡ xuống và rửa sạch lại.Với mặt nạ bột mì và sữa chua bạn nên làm mỗi tuần 2 – 3 lần.

Mặt nạ làm trắng da bằng bột mì và khoai tây: Bột mì và khoai tây dưỡng da khô sáng màu, mềm mượt hơn
Nguyên liệu:
- 2 thìa bột mì
- 1 củ khoai tây
- 2 thìa dầu oliu
Cách thực hiện: Khoai tây gọt vỏ xong bạn cho vào nồi luộc chín rồi đem đi nghiền nhuyễn, sau đó thêm bột mì và dầu oliu. Làm sạch da xong bạn đắp hỗn hợp lên mặt và giữ yên trong vòng 15 – 20 phút. Cuối cùng dùng nước ấm rửa sạch lại. Tốt nhất, bạn nên làm đều đặn mỗi tuần 2 – 3 lần, chỉ sau thời gian ngắn làn da bạn sẽ trắng hồng rạng rỡ.

Cách chọn

Tùy từng mục đích sử dụng mà ta chọn các loại bột mỳ khác nhau.

Nên chọn các loại bột mì có thương hiệu trên thị trường.

Kiểm tra kỹ bao bì và hạn sử dụng.

Bảo quản

Để nơi khô thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp.

Với những túi đã bóc ra dùng, nên buộc chặt hoặc đổ ra lọ, đậy nắp kín.

Hướng dẫn bảo quản bột mì với số lượng lớn:

Nhà kho phải thoáng mát, có hệ thống lưu thông gió… không để ánh sáng mặt trời trực tiếp rọi vào.

Nền nhà kho phải luôn sạch sẽ khô ráo, tránh ẩm ướt.

Đảm bảo đủ ánh sáng, nhiệt độ phù hợp cho công tác bảo quản, sắp xếp và giao dịch.

Nhiệt độ thích hợp trong kho cho công tác bảo quản là ≤ 28 độ C và độ ẩm dưới 70% (bột mì bảo quản được 06 tháng nếu nhiệt độ ≤ 18 độ C).

Bột mì lưu trữ trong kho phải được xếp trên Pallets, tốt nhất nên sử dụng Pallets nhựa, nếu dùng Pallets gỗ phải phủ tấm bạt lên trên.

Các lô bột mì phải được sắp xếp cách vách tường nhà kho 1 mét, cao tối đa không quá 3 pallets chứa hàng chồng lên nhau và bố trí cách nhau khoảng 40cm – 50cm để đảm bảo công việc theo dõi kiểm soát và không khí luân chuyển tạo độ thoáng

Trong thời gian bảo quản lưu kho nếu phát hiện có sâu mọt phải lập tức cách ly lô hàng và tiến hành hun trùng. Để bảo đảm hiệu quả và an toàn cho sức khỏe phải liên hệ với các công ty cung cấp dịch vụ khử trùng chuyên nghiệp để tiến hành hun trùng, giám sát trước và sau thực hiện.

Nên đánh dấu rõ ràng lô có hạn sử dụng cận ngày.

Lưu ý khi sử dụng

Để bột mì không bị mốc: cho một chút muối vào bột mì (theo tỷ lệ 1 kg bột với 5 g muối) rồi trộn đều, hỗn hợp này giúp cho bột không bị mốc sau một thời gian bảo quản hay bột bị mặn khi làm bánh. Cách này được không ít người nội trợ sử dụng để giúp bảo quản phần bột mì làm còn dư của mình.

Nhào bột mịn: Nếu chỉ cho nước ấm vào bột mì để nhào thì bột sẽ bị vón cục, giảm đi độ thơm ngon của món bánh. Vì vậy, bạn hãy cho một ít muối vào bột mì khô rồi trộn đều trước, sau đó mới cho thêm nước vào nhào, bột sẽ mịn màng hơn.

Để bột mì không bị dính tay: Khi nhồi bột mì, bạn hay bị tình trạng bột dính vào tay thì hãy rắc một ít bột áo lên trên mặt bàn (có thể rắc lên phần bột hoặc xoa lên tay) rồi tiếp tục nhồi. Cách khác, bạn có thể cho bột vào một cái tô, rồi dùng màng bọc thực phẩm đậy kín miệng tô lại và cất trong tủ lạnh khoảng 1 tiếng rồi mới lấy ra nhồi tiếp.

Xử lý bột bị nhão: Nếu bạn gặp phải tình trạng bột mì bị quá nhão, thì hãy dùng một chiếc khăn khô, sạch rồi cho phần bột vào và gói lại, để yên khoảng 15 - 20 phút. Nếu bột vẫn còn nhão, bạn hãy để lâu hơn hoặc gói bột vào một chiếc khăn khác. Lượng nước thừa trong bột sẽ thấm dần vào khăn, giúp bột hết nhão.

Rút ngắn thời gian ủ bột
- Việc ủ bột lên men sau khi nhào bột sẽ giúp bánh thơm ngon và xốp, tuy nhiên thời gian ủ bột có thể mất từ vài tiếng cho đến nửa ngày. Vì vậy, để rút ngắn thời gian ủ bột thì bạn hãy cho một ít rượu vào giữa cục bột rồi lấy khăn ẩm phủ lên, bột sẽ mau lên men, mềm và xốp hơn đấy.
- Cách để biết bột đã nở đủ hay chưa là ấn tay vào bột nếu lấy tay ra mà vết lõm không đàn hồi trờ lại là bột đã nở đủ, nếu vết lõm phồng trở lại là bột cần ủ thêm, còn khối bột bị xẹp tức là đã ủ bột hơi quá đà.

Xử lý bột bị chua: Nếu bạn ủ bột quá lâu, bột bánh sẽ có mùi nồng và hơi chua do lên men nhiều. Để khắc phục thì bạn hãy cho vào bột một chút muối với (tỷ lệ 5 g muối cho 500 g bột), cách làm này sẽ giúp bột hết chua và không bị ngả sang màu vàng sậm.