Cà rốt

Giá trị dinh dưỡng

Cà rốt danh pháp khoa học (Daucus carota subsp. sativus), là một loại cây có củ, thường có màu vàng cam, đỏ, vàng, trắng hay tía. Phần ăn được của cà rốt là củ, thực chất là rễ cái của nó, chứa nhiều tiền tố của vitamin A tốt cho mắt.

Trong tự nhiên, nó là loại cây sống hai năm, phát triển một nơ chứa lá trong mùa xuân và mùa hè, trong khi đó vẫn tích lũy một lượng lớn đường trong rễ cái to mập, tích trữ năng lượng để ra hoa trong năm thứ hai. Thân cây mang hoa có thể cao tới 1 m (3 ft), với hoa tán chứa các hoa nhỏ màu trắng, sinh ra quả, được các nhà thực vật học gọi là quả nẻ.

 

Công dụng

Củ cà rốt vị ngọt cay, tính hơi ấm, có tác dụng hạ khí bổ trung, yên ngũ tạng, tăng tiêu hoá, làm khoan khoái trong bụng. Hạt có vị đắng cay, tính bình, có tác dụng sát trùng, tiêu tích. Cà rốt có các tính chất: bổ, tiếp thêm chất khoáng, trị thiếu máu (nó làm tăng lượng hồng cầu và huyết cầu tố) làm tăng sự miễn dịch tự nhiên, là yếu tố sinh trưởng kích thích sự tiết sữa, làm cho các mô và da trẻ lại. Nó còn giúp điều hoà ruột (chống ỉa chảy và đồng thời nhuận tràng), chống thối và hàn vết thương ở ruột, lọc máu, làm loãng mật, trị ho, lợi tiểu, trị giun và liền sẹo.

Nước ép cà rốt gừng có hàm lượng calo thấp, có chất chống oxy hóa, chất xơ, giúp tăng cường trao đổi chất, tốt cho hệ tiêu hóa và miễn dịch. Mỗi sáng, bạn nên dùng nước ép này để bắt đầu ngày mới tràn đầy sức sống.

Tốt cho tim mạch: Nhờ hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa và các yếu tố vi lượng nên nước ép này giúp cải thiện tuần hoàn máu, tốt cho hệ tim mạch đặc biệt giảm lượng cholesterol lắng đọng ở thành các động mạch.

Nước ép cà rốt gừng rất tốt cho hệ tiêu hoá và miễn dịch: Dùng thường xuyên giúp điều trị táo bón, chứng khó tiêu, bên cạnh đó có tác dụng nhuận tràng giúp loại bỏ những chất độc nhưng không làm ảnh hưởng những vi khuẩn có lợi ở ruột. Bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tình trạng tiết quá nhiều acid, điều này có thể dẫn đến viêm hoặc loét.

Làn da tươi trẻ: Nhờ một lượng vitamin A, C nên nước ép này giúp tạo colagen ở da và chậm lão hóa tế bào, lưu thông máu và dinh dưỡng cho da. Ngoài ra tránh mụn trứng cá, các stress oxy hóa …

Dự phòng cúm và cảm lạnh: Việc dùng thức uống này còn giúp dự phòng cảm cúm do chứa nhiều vitamin A, C, E góp phần tạo ra kháng thể, còn giúp sản sinh hồng cầu, bạch cầu (hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh).

Giúp giảm cân: Là thức uống ít calo nên việc dùng thường xuyên giúp giảm cân hiệu quả đặc biệt vòng eo. Thức uống này giúp tăng cường trao đổi chất, tiêu hóa các chất béo…

Lợi tiểu: Cà rốt và gừng có tính chất lợi tiểu, tăng cường khả năng lọc của thận giúp loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể, ngoài ra cải thiện tuần hoàn máu và giảm viêm.

Chuẩn bị nước ép cà rốt gừng

Thành phần: 5 củ cà rốt, nước cam vắt (3 quả), 1 muỗng cà phê gừng băm (5g), 2 muỗng canh mật ong (50ml).

Xay nhuyễn cà rốt, sau đó thêm gừng và nước cam vắt vào rồi trộn thật đều, nếu thích ngọt cho thêm mật ong.

Nên uống khi bụng đói vì kéo dài cảm giác no lâu hoặc uống giữa các bữa ăn sẽ giúp bạn có tinh thần sảng khoái minh mẫn.

Cách chọn

Chọn những củ sáng màu, còn cứng và không quá to. Thường cà rốt quá to sẽ bị xơ và vị không ngọt.
Tránh chọn những củ đã bị mềm, bị dập, chảy nhựa và bị héo.

Bảo quản

Cà rốt nên được bảo quản nơi thoáng mát

Nêú để trong ngăn rau củ tủ lạnh có thể để được trong 3 tuần.

Trước khi cho vào tủ lạnh bạn chú ý cắt bỏ những phần có màu xanh.

Lưu ý khi sử dụng

Vì sao không nên ăn quá nhiều cà rốt?

Trong cà rốt có Carotene – hoạt chất tạo nên màu vàng cam cho cà rốt. Nếu cơ thể nạp quá nhiều chất carotene sẽ khiến da bị biến đổi thành màu vàng do gan bị nhiễm độc.

Tuy có lượng chất rất dồi dào nhưng chất xơ chứa trong cà rốt ở dạng không hòa tan, nếu ăn cà rốt quá nhiều mà không uống đủ nước sẽ làm chúng bị tắc nghẽn tại ruột và gây nên hiện tượng táo bón.

Liều dùng phù hợp nhất trung bình mỗi tuần chỉ nên ăn từ hai đến ba bữa càrốt, mỗi bữa nên ăn khoảng 50g (nửa củ to hoặc một củ nhỏ). 

Khi ăn nếu có biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, ói… nên ngưng ngay và nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán có phải đã bị ngộ độc.

Nên ăn một số thực phẩm giàu chất béo trước khi uống nước cà rốt để tăng khả năng hấp thụ các vi chất trong cà rốt tối đa. Ăn sa lát cà rốt với dầu trộn là cách tốt nhất đề hấp thu toàn bộ các vi chất. 

Ngoài ra, cũng phải lưu ý cần rửa sạch và gọt vỏ (không nên nạo vỏ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm). 

Nấu chín cà rốt là cách ăn phù hợp nhất với người lớn tuổi và trẻ em, vì khi nấu chín thì chất dinh dưỡng trong cà rốt sẽ có nhiều hơn.  

Không nên ăn cà rốt vào buổi sáng, có thể gây đầy bụng.

Không nên ăn cà rốt trong thời gian kéo dài.