Cây bồn bồn

Giá trị dinh dưỡng

Bồn bồn thuộc họ lau sậy, là loại thực vật sống vùng đất ngập nước, phát triển trong ao hồ hoặc mé sông, nơi có dòngchảy chậm, có khả năng chịu phèn mặn, có khả năng chịu ngập sâu đến 1m. Bồn bồn được xem là cây dại mọc hoang nhưng những năm gần đây người dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ đặc biệt là Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau và Bạc Liêu đã trồng bồn bồn trong ao nuôi tôm, cá nước ngọ.

Bồn bồn có tên khoa học là Typha orientalis G.A, Họ hương bồ (Typhaceae).Bồn bồn còn có nhiều tên khác như: Thủy hương bồ, hương bồ thảo, cỏ nến…Các nước nói tiếng Anh gọi Cỏ nến là cây Đuôi mèo (cattails) cũng do hoa của nó giống đuôi con mèo.

Công dụng

Chế biến món ănBồn bồn nổi tiếng với nhiều món ăn như làm dưa, hoặc nhúng lẩu, nấu canh chua, bồn bồn xào tôm, làm gỏi, thậm chí có thể ăn sống.

Lá cây bồn bồn dùng làm tấm lợpỞ New Zealand lá cây bồn bồn (Raupō) được sử dụng để lợp nhà và dựng vách cũng như làm phên cho những cánh buồm thuyền độc mộc. Tộc người Māori giới thiệu đem trồng raupō ở quần đảo Chatham ở phía đông của miền nam New Zealand.

Cải thiện môi trường, sinh thái vùng đất ngập nướcTheo Nguyễn Đình Hòe-Hội Bảo vệ Thiên nhiên và môi trường Việt nam cho biết:
“Cây bồn bồn còn những vai trò quan trọng khác trong sinh cảnh đất ngập nước. Cỏ nến thường mọc thành quần xã dày đặc ở ven bờ hồ hay đầm. Các bụi bồn bồn là nơi làm tổ của nhiều loài côn trùng, lưỡng cư và chim. Một số loài động vật như chuột xạ chuyên ăn bồn bồn. Nhiều loài chim lại có thói quen thu nhặt lá bồn bồn khô về làm tổ. Tập đoàn Cỏ nến có tác dụng lọc nước, làm giảm các chất thải nhất là chất hữu cơ đổ vào hồ, đầm, từ đó làm giảm khả năng hồ, đầm bị phú dưỡng. Cỏ nến còn có thể dùng để sản xuất ethanol. Rễ Cỏ nến có khả năng chống xói mòn rất tốt. Thời gian dài qua đi, cỏ nến có vai trò tích cực trong việc làm khô đầm lầy. Ở Cà Mau, vùng ruộng trũng ngập sâu đang canh tác lúa – tôm hoặc trồng lúa có diện tích lên đến hơn 230.000 ha, đều có thể trồng Cỏ nến kết hợp với nuôi tôm hay nuôi cá đồng, cho hiệu quả kinh tế cao hơn độc canh tôm hay lúa. Vai trò điều hòa sinh thái của cây Cỏ nến khiến cho hóa chất bảo vệ thực vật hay thuốc chữa bệnh cho tôm, cá hầu như không cần sử dụng".

Với y học:

Hoa bồn bồn có tác dụng tốt trong điều trị bệnh, nhất là những bệnh của phụ nữ.

Hoa bồn bồn thuộc loại đơn tính, nằm trên cùng một trục, hoa đực ở trên có lông ngắn màu vàng nâu, hoa cái ở dưới có lông màu nâu nhạt. Khi thu hái cây bồn bồn, cắt lấy hoa đực phơi khô, giã nhỏ, rây lấy phấn hoa, đem phơi lại lần nữa. Loại phấn hoa này có tên là bồ hoàng (Pollel Typhae), nếu để nguyên như thế gọi là sinh bồ hoàng, đem sao đen gọi là hắc bồ hoàng.

Theo các tài liệu đông y cổ, bồ hoàng có vị cam, tính bình; đi vào ba kinh can, tỳ và tâm bào. Sinh bồ hoàng có tác dụng hoạt huyết, hành ứ, tiêu viêm; dùng chữa các loại bệnh trật đã tổn thương, phụ nữ đau bụng kinh, kinh bế, kinh nguyệt không đều, huyết ứ, đau ngực, đau hông, bạch đái, tiểu tiện không thông và một số trường hợp bị viêm nhiễm.

Riêng hắc bồ hoàng có tác dụng thu liễm, chỉ huyết, dùng để chữa các chứng ho ra máu, khạc ra máu, chảy máu cam, thổ huyết, rong kinh, rong huyết, tiểu tiện ra huyết…

Bồ hoàng được dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột đều có hiệu quả. Liều dùng mỗi lần từ 4-8g.

Tuệ Tĩnh, danh y của Việt Nam, rất tâm đắc với vị thuốc bồ hoàng, ông đã để lại trong Nam dược thần hiệu những bài thuốc hay có bồ hoàng như:

- Thổ huyết: Bồ hoàng sao đen mỗi lần uống từ 4 – 8g.

- Chảy máu cam: Bồ hoàng sao đen 4g và thanh đại 4g; uống một lần.

- Đại tiện ra máu: Bồ hoàng sao đen, mỗi lần uống từ 4 – 8g với nước cốt lá sen và nước cốt củ cải.

- Khạc ra máu: Bồ hoàng và lá sen, hai vị bằng nhau, sao, tán bột; mỗi lần uống từ 8 – 12g.

- Đau bụng kinh, rong kinh, kinh nguyệt không đều: Bồ hoàng sao, lá lốt tẩm muối sao, tán nhỏ luyện mật làm hoàn bằng hạt đậu; mỗi lẫn uống 30 hoàn.

- Sản phụ đau bụng do máu hôi ra không hết: Bồ hoàng sao qua một lớp giấy, mỗi lần uống 4g.

- Giáo sư Đỗ Tất Lợi cũng ghi lại một bài thuốc kinh nghiệm trong tác phẩm “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” dùng chữa các chứng xuất huyết bên trong: Bồ hoàng 5g, cao ban long, cam thảo 2g; sắc uống.

Một số y thư của Trung Quốc cũng ghi lại nhiều bài thuốc kinh nghiệm có bồ hoàng như sau:

- Lưỡi sưng đầy miệng: Sinh bồ hoàng đặt dưới lưỡi, ngày thay vài lần là khỏi (Giản tiện phương).

- Thổ huyết, tiểu tiện ra huyết: Bồ hoàng sao tán bột, mỗi lẫn uống 4g với nước cốt sinh địa (Thánh tể Tổng lục phương) .

- Mụn mọc trong ruột, trĩ ra huyết, ra nước vàng: Bồ hoàng tán bột, mỗi lần uống 8g với nước lạnh (Trửu hậu phương) .

- Phụ nữ có mang bị động thai như muốn đẻ non: Bồ hoàng sao đen tán bột, uống 4g với nước giếng (Tập nhất phương) …

- Hạ bộ bị thấp nhiệt, ẩm ướt gây ngứa ngáy, khó chịu: Sinh bồ hoàng tán bột thoa vài lần là khỏi (Thiên kim phương) .

- Lỗ tai bị thối: Sinh bồ hoàng tán bột thổi vào vài lần là khỏi (Thánh huệ phương).