Chưng cất

Chưng cất (thuật ngữ tiếng Anh là "Distillation") là một phương pháp tách dùng nhiệt để tách hỗn hợp đồng thể (dung dịch) của các chất lỏng dựa trên sự khác biệt về độ bay hơi của chúng. Về nguyên tắc, chất có áp suất hơi cao hơn (nhiệt độ sôi thấp hơn) bốc hơi nhiều hơn các chất khác. Vì thế mà nồng độ của chất có nhiệt độ sôi thấp hơn trong phần cất sẽ cao hơn nồng độ của chúng ở trong hỗn hợp ban đầu. Ứng dụng lâu đời nhất và đồng thời là được biết đến nhiều nhất của chưng cất là sản xuất rượu mạnh trong các lò chưng cất cổ điển (pot till).

Chưng cất rượu là quá trình đun nóng các hỗn hợp chất lỏng chứa cồn đến khi cồn bay hơi. Cồn bay hơi sau đó được ngưng tụ lại. Đây là nền tảng của sản xuất rượu chưng cất dựa trên nguyên lý cồn bay hơi ở nhiệt độ 78.29°C, thấp hơn so với nhệt độ sôi của nước. Do đó khi đun nóng đến một nhiệt độ hợp lý, chỉ cồn bay hơi.

Nồi chưng cất (pot-still)