Cream of tartar

Giá trị dinh dưỡng

Bột cream of tartar không phải là chất gây nở nhưng lại giúp cho quá trình nở, nó có màu trắng và mịn. Cream of tartar là sản phẩm kết tinh của quá trình lên men khi làm rượu (tartaric acid). Nó được kết tinh, và được tìm thấy ở trong các hầm rượu vang, trong các thùng đựng và cả trên nắp các chai rượu lâu năm (nếu được bảo quản ở 100C). Thành phần này được lấy, làm sạch và sản xuất ra một loại bột trắng được gọi là Cream of Tartar.

Cream of tartar có dạng như tinh thể và hơi trong nên còn được gọi là “wine diamonds”. Thành phần của cream of tartar là KC4H5O6, là phản ứng của tartaric acid và hợp chất của kim loại kali (hợp chất chứa kali có trong nho).

Công dụng

Giúp ổn định lòng trắng trứng khi được đánh bông: Sau khi nướng làm cho các loại bánh được làm bằng lòng trắng trứng và đường không bị xẹp.

Được xem làm một phần tạo men khi làm bánh: Khi bạn sử dụng hỗn hợp Cream of Tartar và Baking soda thì sẽ tạo nên một phản ứng hóa học làm cho bột được nổi nhiều hơn, bánh sẽ xốp và mềm hơn.

Ngăn chặn đường bị đông lại hay đường bị kết tinh hoặc bị đặc khi làm siro: Trong trường hợp đường bị đông lại hoặc bị kết tinh điều này làm cho kết cấu của bánh không đẹp mắt.

Cách chọn

Bột trắng mịn, không bị vón cục. Kiểm tra kỹ hạn sử dụng trên mỗi bao bì.

Bảo quản

Bạn nên bảo quản Cream of Tartar bằng hộp nhựa, hoặc trong túi khí. Chú ý cách xa nguồn nhiệt và ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Nếu bạn mua Cream of Tartar nhiều thì bạn có thể để vào túi cách khí và để trong ngắn mát của tủ lanh.

Lưu ý khi sử dụng

Mặc dù được đánh giá là khá an toàn, sử dụng các chất gây nở vẫn có một số nguy cơ nhất định, đặc biệt đúng nếu người bệnh đang sử dụng một số loại thuốc kê đơn hoặc đang trong một số tình trạng bệnh lý nhất định. Cũng giống như muối ăn, dùng vừa phải sẽ an toàn nhất.

Tác hại nếu có của Cream of tartar nằm ở các thành phần kim loại và acid của chúng, như natri, kali, nhôm, acid citric, acid tartaric..., nhưng thực tế đây là các acid yếu và vô hại, còn các kim loại chỉ có hại khi sử dụng quá nhiều do chúng không thể "bay hơi" khỏi thức ăn.