Cua

Giá trị dinh dưỡng

Cua là nhóm chứa các loài động vật giáp xác, thân rộng hơn bề dài, mai mềm, mười chân có khớp, hai chân trước tiến hóa trở thành hai càng, vỏ xương bọc ngoài thịt, phần bụng nằm bẹp dưới hoàn toàn được che bởi phần ngực. Động vật dạng cua có nhiều tại tất cả các vùng biển, đại dương. Có loài sống trong sông, suối, đồng ruộng. Chúng có thể biến thiên kích thước từ nhỏ xíu (vài milimét) đến khá lớn (như cua nhện Nhật Bản với sải chân 4 mét (13 ft)).

Có khoảng 850 loài cua sống nước ngọt, trên cạn hoặc nửa cạn; có mặt khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trước đây, Brachyura được xem là một nhóm đơn ngành, nhưng nay được cho rằng có ít nhất hai nhánh tách biệt, một ở Cựu Thế giới và một ở Tân Thế giới.

Công dụng

Trong ẩm thực: Cua có thể chế biến thành rất nhiều món. Cua hấp, cua rang me, cua rang muối, canh cua mồng tơi, canh cua khoai sọ rau rút...

Chữa trẻ nhỏ còi xương, chậm biết đi: theo kinh nghiệm dân gian, để trẻ nhỏ cứng cáp, nhanh biết đi, người ta dùng cua đồng làm sạch, bỏ chân, càng, mai, yếm, chỉ lấy mình cua, rang nhỏ lửa cho vàng và khô. Giã nhỏ, rây lấy bột mịn. Hàng ngày, dùng bột cua quấy với bột gạo cho trẻ ăn, mỗi lần 1 - 2 thìa nhỏ). Cách làm: lấy cua đồng làm sạch, bỏ chân, càng, mai, yếm, rang nhỏ lửa cho vàng và khô, tán bột. Dùng 15g - 20g khuấy với bột gạo, cho trẻ ăn trong ngày. Kết hợp cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng 15 phút, 2 - 3 lần/tuần.

Chữa vết thương đụng dập, lở loét: cua đồng 2 con giã nát, rượu 1 chén, cho vào nồi đun sôi, gạn lấy nước uống, bã đắp vào chỗ đau.

Chữa tâm trạng bồn chồn, kém ăn, ít ngủ: rau nhút 1 - 2 nắm bỏ rễ, cạo bỏ phần bấc, ngắt đoạn, rửa sạch; khoai sọ 300 - 400g cạo vỏ, xắt nhỏ; cua đồng 200g bỏ yếm, mai, rửa sạch, giã nát, gạn lấy nước. Cho khoai sọ vào nước cua nấu chín, khi gần chín, cho rau nhút vào, đun sôi tiếp 5 - 10 phút. Ăn trong ngày, cần ăn 2 - 3 ngày.

Trị viêm thận cấp: cua đồng 250g bỏ yếm, mai, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước; vỏ cây dâu 50g rửa sạch, cắt đoạn. Đem tất cả nấu thành canh, uống nước. -Trị trướng bụng, chứng phù tim: cua đồng tươi nấu cháo, ăn nóng.

Chữa sưng tấy: mai cua 10g sao vàng, vảy tê tê 10g sao phồng rộp; gai bồ kết 10g phơi sấy khô. Tất cả tán bột, uống với rượu.

Đau răng đau lợi do vị nhiệt: cua đồng nấu với mướp đắng, ăn hàng ngày. Đồng thời dùng phương thuốc: hoàng cầm 10g, chi tử 10g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, đinh lăng 16g, bồ công anh 16g, chân cua đồng (sao vàng) 20g, cam thảo 10g, bạch thược 12g, bạch mao căn 16g, khổ qua 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 - 3 lần.

Cách chọn

Màu sắc cua: Cua đồng thường có màu xám đục, phần mai cua màu sáng hơn.
- Cua khỏe, tươi: Bạn nên chọn những con cua di chuyển nhanh, càng khỏe luôn chĩa lên trên, mình mập và còn đủ chân. Lấy tay ấn vào vỏ yếm cua thấy nổi bọt khí là cua còn tươi.
- Nhận biết cua đực và cua cái: Cách phân biệt đơn giản nhất là bạn quan sát phần yếm cua. Nếu thấy cua có yếm nhỏ là cua đực, còn yếm lớn hơn thì đó là cua cái. Nếu muốn nấu nhiều gạch thì nên chọn cua cái và muốn nhiều thịt thì chọn cua đực.
- Kiểm tra cua chắc thịt: Bạn lật ngửa con cua và ấn vào phần yếm nếu thấy không bị lún tức là cua chắc thịt. Nếu thấy lún thì đó cua ốp, ít thịt, cua thường bị khai và ăn không ngon.
- Thời điểm cua ngon: Cua béo, chắc thịt và ngọt thơm nhất là vào đầu tháng và cuối tháng. Giữa tháng thường là thời điểm cua lột vỏ nên cua gầy ốm và ít thịt.

Bảo quản

Nếu bạn không chế biến cua ngay được thì bảo quản chúng trong một cái thùng lạnh, đặt ở nơi thoáng mát.
Bạn hãy nhớ cho đá xuống dưới đáy thùng và cho một cái khay hoặc đĩa lên trên rồi mới để cua vào, tránh để cua trực tiếp vào đá, nó sẽ chết.
Nắp thùng bạn nên hé một chút để có không khí lọt vào và nhớ chặn cái gì đó nặng lên trên để cua không bò ra ngoài được.

Lưu ý khi sử dụng

- Phụ nữ có thai tránh ăn cua đồng bởi cua đồng có tác dụng phá khối u, tống xuất khối cục tồn đọng.

- Người đau ốm mới khỏe, hệ thống tiêu hóa còn yếu cũng không nên ăn.

- Người có biểu hiện tỳ vị hư hàn (cảm giác sợ lạnh) cũng cần hạn chế.

- Nếu bị tiêu chảy, không ăn cua đồng.

- Gạch cua có nhiều cholesterol, nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế dùng. Khi ăn cua, nên ăn cùng lá tía tô, gừng để làm giảm bớt tính hàn.

- Cua đồng cũng chứa nhiều sodium và purines nên không thích hợp cho người bị bệnh gút.

- Những người đang bị ho hen, cảm cúm không được ăn cua.

- Một số người dễ bị dị ứng với cua, sau khi ăn nổi mề đay khắp người, có thể xử trí bằng phương thuốc Nam gồm hoàng bá 16g, tía tô 12g, ngân hoa 10g, liên kiều 10g,kinh giới12g, sài hồ 12g, đinh lăng 16g, cành châu 16g, cam thảo đất 16g, cỏ mần trầu 12g, cát căn 16g, rau má 16g, bạch thược 12g, chi tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 - 3 lần. Tác dụng: chống dị ứng, giải độc, trừ tà.