Đậu đen

Giá trị dinh dưỡng

Đậu đen là loài cây phân họ Đậu mọc hằng năm, toàn thân không lông. Lá kép gồm 3 lá chét mọc so le, lá chét giữa to và dài hơn lá chét hai bên. Hoa màu tím nhạt. Quả giáp dài, tròn, trong chứa 7 đến 10 hạt màu đen. Hạt đỗ đen có vỏ đen, nhân trắng hoặc xanh.

Công dụng

Theo lương y Vũ Quốc Trung, hạt đậu đen có tính ôn, vị hơi ngọt, đi vào hai kinh can thận. Nó có tác dụng bổ thận thủy, bổ can, thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, bổ huyết giải phong nhiệt. Đặc biệt, nước đậu đen có tác dụng điều trị đối với thận yếu, mặt sưng phù, phong thấp tê liệt, thấp khớp, thiếu máu hoặc các bệnh lở loét.

 

Cách chọn

Chọn hạt mẩy, chắc khỏe, to đều, căng bóng, đen sẫm.

Không chọn nhạt nhỏ, nhăn nheo, có màu nhạt.

Bảo quản

Đậu đen là loại hạt có lớp vỏ ngoài mỏng vì vậy khả năng bảo vệ kém, hơn nữa vì chứa nhiều protein và chất béo đây là những chất dễ phân giải. Đây nguồn thức ăn tốt cho vi sinh vật, côn trùng phá hoại mạnh, dễ bị ẩm mốc, oxy hoá dẫn tới làm hạt bị hỏng. Để bảo quản đậu xanh thì phải chú ý những yếu tố sau đây:

Độ ẩm của hạt, nhiệt độ bảo quản, độ nguyên vẹn của hạt không bị nứt vỡ.

Đầu tiên sau đi lấy đậu đen về là làm khô đậu đen như phơi nắng hoặc sấy khô. Phơi đậu đen phải khô ráo, sạch và độ nóng có nhiệt độ trên 20 - 25 độ C. Khi nắng to thì để tránh nhiệt độ phơi quá cao thì nên phơi hạt nơi bóng mát giúp tránh hạt chảy dầu, sẫm màu và tróc vỏ.

Để sấy đậu xanh thì chỉnh nhiệt độ không nên quá 70 độ C, để khoảng dưới 50 độC là vừa.

Sau khi hạt khô thì tiến hành làm sạch hạt, loại bỏ các hạt sâu, mốc, hỏng, nứt vỡ nhiều và các tạp chất khác.

Sử dụng túi hoặc hộp đựng thực phẩm khô ráo và buộc, đóng thật chặt ngăn cách với không khí.

Đem hạt đã đóng kín đặt nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp cũng như là nơi ẩm ướt.

Mỗi lần sử dụng thì lấy ra và buộc, đóng lại như cũ.

Nên phơi đậu đen thật khô và cho vào lọ thủy tinh đậy nắp kín hoặc cho vào túi nilon buộc kín. Thỉnh thoảng mang ra phơi nắng để tránh ẩm mốc.

Lưu ý khi sử dụng

Đậu đen khô là loại hạt cứng nên thưòng được ngâm nước cho mềm trước khi nấu.

Nuốt sống nguyên nhiều hạt đậu cùng lúc dễ sinh tâm lý ngán ngại lại có thể nguy hiểm cho một số trường hợp tiêu hoá kém, viêm loét dạ dày, chưa kể đến việc các cháu bé do không quen hoặc do sợ nuốt có thể làm cho hạt đậu lạc vào đường thở  gây ngạt.  

Nói chung những cách sử dụng đậu đen truyền thống như nấu chè, độn cơm, làm tương, làm bánh đều tận dụng được những hoạt chất trong đậu miễn là dùng hạt toàn phần, dùng cả vỏ đen bên ngoài.  

Ngoài ra, theo những nghiên cứu tại trường Đại học Minnesota, quá trình nẩy mầm làm gia tăng tỷ lệ dinh dưỡng trong tất cả các loại hạt. Do đó, nếu ngâm đậu vào trong nước thường khoảng 32oC trong khoảng 22 giờ trước khi nấu sẽ tạo ra nhiều chất bổ dưỡng hơn do hạt đậu ở trạng thái đang nẩy mầm.

Như vậy, ngâm đậu trước khi nấu không chỉ để rút ngắn thời gian đun nấu, đậu mềm dễ tiêu hoá mà còn có thể sinh ra nhiều dưỡng chất hơn nếu ngâm với thời gian vừa đủ để hạt nhú mầm.  

Đậu đen toàn phần với tỷ lệ khá cân đối đạm, đường, nhiều chất xơ và vi chất quan trọng khác có thể xem là loại hạt dễ tìm và có nhiều ưu thế so với nhiều loại hạt khác.  Do đó, rất dễ nhận thấy chế độ ăn nhiều ngũ cốc và rau qủa bao gồm đậu đen sẽ hổ trợ tốt cho việc chữa trị nhiều loại bệnh.

Tuy nhiên, không nên cho rằng  đậu đen chữa được tất cả các loại bệnh hoặc ở tất cả mọi giai đoạn của bệnh.  Việc điều trị các loại bệnh mãn tính đều phải dựa vào những biện pháp tổng hợp bao gồm tâm lý thoải mái, vận động đều đặn và việc tiết giảm những loại thực phẩm chế biến, thuốc lá, rượu mà không thể chỉ dựa vào 1 bài thuốc hay vị thuốc đơn thuần.