Dâu tây
Giá trị dinh dưỡng
Dâu tây (danh pháp khoa học: Fragaria) hay còn gọi là dâu đất là một chi thực vật hạt kín và loài thực vật có hoa thuộc họ hoa hồng (Rosaceae) cho quả được nhiều người ưa chuộng. Dâu tây xuất xứ từ Châu Mỹ và được các nhà làm vườn châu Âu cho lai tạo vào thế kỷ 18 để tạo nên giống dâu tây được trồng rộng rãi hiện nay. Loài này được (Weston) Duchesne miêu tả khoa học đầu tiên năm 1788. Dâu tây được trồng lấy trái ở vùng ôn đới. Với mùi thơm hấp dẫn cùng vị dâu ngọt lẫn chua nên dâu tây được ưa chuộng. Ở Việt Nam, khí hậu mát mẻ của miền núi Đà Lạt là môi trường thích hợp với việc canh tác dâu nên loại trái cây này được xem là đặc sản của vùng cao nguyên này.
Công dụng
Đốt cháy chất béo: Màu đỏ của dâu tây thể hiện chất anthocyanins có tác dụng đốt cháy chất béo. Theo nghiên cứu trên động vật cho thấy, những loài động vật ăn chất béo có thêm anthocyanins trong thức ăn giảm 24% trọng lượng so với các loại động vật ăn chất béo nhưng không thêm anthocyanins.
Hỗ trợ giảm cân: Dâu tây chứa lượng calo thấp và nhiều chất xơ. Một chén dâu tây chỉ chứa 53 calo và chất xơ giúp bạn no lâu hơn. Chúng cũng chứa vitamin C có tác dụng tăng cường trao đổi chất và giúp cơ thể đốt cháy calo nhanh hơn.
Tăng cường trí nhớ: Thành phần fisetin có trong dâu tây được coi như một flavonoid tự nhiên giúp tăng cường trí nhớ và kích thích các dây thần kinh. Ăn dâu tây còn giúp ngăn ngừa suy giảm chức năng nhận thức.
Giảm viêm: Một nghiên cứu của trường Y tế công cộng Harvard đã chỉ ra rằng những người phụ nữ ăn 16 trái dâu tây hoặc nhiều hơn mỗi tuần có thể giảm 14% nguy cơ cơ thể có nồng độ cao chất C-reactive protein (CRP) trong máu, 'thủ phạm' gây viêm nhiễm cho cơ thể.
Cải thiện sức khỏe tim mạch: Chất flavonoid có trong dâu tây ngăn ngừa cholesterol ứ đọng lại ở động mạch. Dâu tây còn chứa một số hợp chất khác có công dụng điều hòa huyết áp, thúc đẩy chức năng của mô tế bào và ngăn ngừa huyết khối.
Tăng cường miễn dịch: Dâu tây giàu vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch và chống lại nhiễm trùng. Chỉ một chén dâu tây có thể đáp ứng nhu cầu vitamin C của cơ thể trong cả ngày.
Tốt cho xương: Các chất dinh dưỡng như kali, magiê và vitamin đóng vai trò quan trọng với sức khỏe xương khớp. Ăn dâu tây sẽ thúc đẩy phát triển xương ở trẻ em và duy trì xương chắc khỏe ở người lớn.
Ngăn ngừa ung thư: Dâu tây có chứa chất chống oxy hóa như lutein và zeathanacins ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Vitamin C trong dâu tây làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể chống lại các tế bào ung thư.
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Dâu tây có chỉ số đường huyết là 40. Chỉ số này tương đối thấp và an toàn cho những bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, hợp chất trong dâu tây có tác động tích cực đến mức độ glucose và lipid, giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Chống lão hóa: Biotin là hợp chất được tìm thấy trong dâu tây có tác dụng giúp tóc và móng tay chắc khỏe. Dâu tây cũng chứa một hợp chất chống oxy hóa được gọi là axit ellagic duy trì các sợi đàn hồi và ngăn ngừa chảy xệ làn da, chống lại các thiệt hại gây ra bởi các gốc tự do và ngăn ngừa nếp nhăn.
Chữa táo bón: 100 gram dâu tây có chứa 8% chất xơ hỗ trợ hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt, điều hòa nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón.
Tốt cho phụ nữ có thai: Folate có trong dâu tây là một chất dinh dưỡng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi và thúc đẩy sự phát triển của não, tủy sống và xương sọ của bé.
Cải thiện sức khỏe đôi mắt: Các chất chống oxy hóa trong dâu tây giúp ngăn chặn đục thủy tinh thể và Vitamin C bảo vệ đôi mắt khỏi các tia cực tím có hại của mặt trời.
Tóc khỏe mạnh: Axit folic, Vitamin B5, Vitamin B6 và axit ellagic trong dâu tây ngăn chặn tóc rụng. Dâu tây cũng chứa các khoáng chất như đồng, magiê ngăn ngừa gàu và nhiễm trùng da đầu do nấm
Phòng chống bệnh cao huyết áp: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ Vitamin C khi đang căng thẳng có thể làm giảm huyết áp và làm bạn bình tĩnh hơn, do đó làm giảm nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp. Dâu tây cũng chứa ít đường và natri, 2 thành phần chính khiến huyết áp tăng cao.
Cách chọn
Dâu tây khi được hái xuống sẽ không tiếp tục chín nữa, vậy nên khi chọn mua tránh những quả có đốm trắng hoặc màu xanh lá cây. Nên chọn những quả màu đỏ. Không nên chọn những quả bị bầm dập, bị mốc trắng hoặc mềm nhũn.
Quả dâu tây tươi ngon, mọng nước là những quả da bóng, màu sắc đều, có mùi thơm nhẹ, còn nguyên cuống, đài xanh và thường có hình trái tim. Tránh chọn những quả ướt vì người bán hàng có thể đã tẩm nước để dâu không bị héo.
Nếu mua dâu tây đóng hộp nên tránh những hộp bị bẩn dưới đáy hoặc ẩm ở bên trong.
Bảo quản
Dâu tây mua về rửa sạch, để ráo nước, không nên ngắt bỏ phần cuống vì vi khuẩn rất dễ xâm nhập.
Tách những quả bị dập úng và những quả nguyên ra riêng vì dâu là loại quả dễ bị lây dập mốc từ các quả sang với nhau.
Không nên bảo quản dâu tây ở nhiệt độ phòng và dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp vì quả sẽ nhanh hỏng, Nên cho dâu vào túi bóng hoặc hộp nhựa, có thể giữ được trong 3 – 4 ngày.
Lưu ý khi sử dụng
Những người bị cao huyết áp tuyệt đối không nên ăn dâu tây: Với những người bị cao huyết áp, cần tránh ăn dâu tây vì nó không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt với người thường xuyên phải uống thuốc có chứa các hóa chất ở mức cao. Trong trường hợp này, dâu tây sẽ tương tác với thuốc, gây cản trở chức năng thận.
Những người có dạ dày nhạy cảm tuyệt đối không nên ăn dâu tây: Những hạt nhỏ trong loại trái này có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Tình trạng này sẽ càng trở nên nguy hại hơn đối với những người thường xuyên bị các vấn đề về dạ dày. Bên cạnh đó, tính axit của dâu tây cũng có thể gây đau dạ dày.
Những người bị dị ứng tuyệt đối không nên ăn dâu tây: Các thành phần chứa trong dâu tây có thể gây dị ứng mạnh mẽ, đặc biệt là đối với những người có tiền sử bị dị ứng. Thông thường tình trạng dị ứng hay xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, hiếm khi xảy ra ở người lớn. Nguyên nhân là do một loại protein có nhiệm vụ tạo nên sắc đỏ của dâu tây tương phản với hệ miễn dịch, gây nên các triệu chứng dị ứng, như da bị mẩn đỏ và ngứa.