Giấm gạo

Giá trị dinh dưỡng

Giấm là một chất lỏng có vị chua, được hình thành từ sự lên men của rượu etylic (công thức hóa học là C2H5OH). Thành phần chính của giấm là dung dịch axit axêtic (CH3COOH) có nồng độ khoảng 5%. Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng nhiều trong các nền ẩm thực châu Á, châu Âu. 

Giấm gạo được làm từ rượu gạo hay rượu nếp. Loại giấm này được dùng rộng rãi ở các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung quốc và Việt Nam. Giấm gạo có thể có màu trong suốt, vàng nhạt, đỏ hay đen. Giấm trắng có màu trong suốt đến vàng nhạt thường được làm từ rượu gạo. Đây là loại thông dụng nhất, được dùng ở hầu hết các nước châu Á. Nó có nồng độ axit axetic cao nhất trong các loại giấm gạo. Giấm đỏ được làm từ gạo Hồng do có mùi vị đặc trưng nhưng ít chua hơn giấm trắng. Loại giấm này được sản xuất ở Trung quốc nên được đồng bào ta gọi là giấm Tiều hay giấm Tàu. Ở Việt Nam, giấm đỏ là một loại gia vị không thể thiếu trong những tiệm mì do người Việt gốc Hoa làm chủ. Giấm đen được làm từ gạo nếp than ít chua hơn cả giấm đỏ, nhưng có mùi vị nồng hơn. Loại giấm được dùng phổ biến ở miền nam Trung quốc để ướp thức ăn và làm nước chấm.

Công dụng

Bảo vệ các chất dinh dưỡng trong rau: Giấm có thể thúc đẩy tác dụng của sắt, canxi và phốt-pho trong các loại rau và hạn chế tình trạng mất vitamin. Đồng thời, nó có thể cải thiện sự hấp thu các chất dinh dưỡng cho cơ thể con người. Khi ta đun sôi sườn heo, có thể thêm giấm vào món canh để bảo vệ vitamin, tăng tỷ lệ canxi và sắt.

Giữ độ tươi của thịt: Giấm có tính axit nên có thể ngăn chặn các loại thực phẩm có tính kiềm bị hỏng. Vào mùa hè, thịt có thể dễ bị ôi. Bạn có thể nhúng một miếng vải vào giấm, sau đó sử dụng vải để bọc thịt. Làm như vậy có thể kéo dài độ tươi của thịt.

Tiêu diệt vi khuẩn và độc tố: Nhiều người muốn thêm giấm vào món salad vì có tác dụng loại bỏ vi khuẩn và độc tố trong các món ăn. Giấm tỏ ra rất hiệu quả trong việc loại bỏ và ngăn chặn sự sinh sản của vi khuẩn. Từ thời xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng giấm như một loại thuốc chống nhiễm trùng.

Làm giảm cao huyết áp: Giấm được xem là một loại thực phẩm tốt để làm giảm huyết áp nhờ sự có mặt của canxi và hàm lượng kali trong giấm giúp điều hòa mức huyết áp. Cả cao huyết áp và cholesterol đều có thể được kéo giảm một cách hiệu quả nhờ sự hiện diện của chất pectin có trong giấm. Do vậy, ta có thể cho đường tinh thể vào một thìa giấm để uống sau bữa ăn tối mỗi ngày.

Phòng ngừa bệnh tim mạch: Giấm có tác dụng làm hạ huyết áp nên cũng có ích trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Chống ung thư: Các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng các hoạt chất trong giấm có tác dụng chống bệnh ung thư và các khối u, loại bỏ độc tố, ngăn chặn sự hình thành của chất nitrosamine, thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch.

Chống oxy hóa: Chống ôxy hóa cũng là một trong những lợi ích của giấm. Hơn nữa, giấm lại là chất chống ôxy hóa cao nên có khả năng chống lão hóa và kiểm soát các gốc tự do trong cơ thể.

Giảm béo phì: Giấm có khả năng ngăn chặn sự thèm ăn và do đó giúp giảm béo phì.

Kiểm soát mức đường huyết: Những lợi ích sức khỏe của giấm còn bao gồm khả năng điều tiết lượng đường trong cơ thể. Nhờ khả năng giúp ngăn chặn sự thèm ăn, giấm tỏ ra rất hữu ích đối với những người mắc bệnh đái tháo đường.

Giúp hấp thụ canxi: Giấm chứa nhiều canxi. Bên cạnh đó, sự có mặt của giấm còn giúp cơ thể hấp thụ canxi từ những thực phẩm khác, làm tăng độ rắn chắc cho xương.

Làm giảm sự mệt mỏi: Lượng giấm vừa phải có thể làm giảm hàm lượng axit lactic trong cơ thể, làm mềm cơ bắp, nhờ đó sẽ giảm bớt sự mệt mỏi của cơ bắp.

Làm dịu cơn đau họng: Pha 1 muỗng canh giấm táo vào 1 ly nước, dùng nước này súc miệng.

Chữa ho thông thường: Giấm trộn với một chút mật ong là thảo dược trị ho rất công hiệu. Đây là bài thuốc có từ thời cổ đại.

Trị viêm xoang và viêm phế quản: Hòa 1/4 tách giấm (có thể nhiều hơn) vào máy tạo hơi và hít hơi nước có chứa giấm.

Thúc đẩy tiêu hóa: Giấm có thể kích thích sự tiết axit dạ dày và thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Trong mùa hè nóng bức, trẻ em thường chán ăn, có thể thêm một lượng giấm trong chế độ ăn, chẳng hạn như rau lạnh, dưa chuột, ngó sen ngâm giấm... dùng làm món ăn khai vị sẽ tạo cảm giác thèm ăn.

Tăng cường chức năng gan, thận: Giấm có thể tăng cường chức năng của gan và thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể. Giấm còn có thể làm giảm gánh nặng cho thận. Các nghiên cứu y học đã phát hiện rằng giấm rất tốt cho đường tiết niệu và có tác dụng lợi tiểu.