Kem tươi

Giá trị dinh dưỡng

Kem tươi ( whipping cream) được tạo ra từ việc tách lớp trên cùng của sữa chưa qua quá trình đồng nhất và có hàm lượng chất béo cao hơn sữa. Việc phân biệt các loại kem phụ thuộc vào hàm lượng chất béo, trong đó hàm lượng chất béo càng cao thì kem càng dễ được đánh bông (whipped).

Theo cách phân biệt ở Mỹ, người ta chia kem tươi ra thành 4 loại gồm:

1. Half and half (10.5–18% chất béo): loại kem này là kết hợp của một nửa sữa (whole milk) và một nửa kem. Vì hàm lượng chất béo thấp loại kem này không thể đánh bông được và chúng thường chỉ dùng trong pha chế đồ uống.

2. Light cream (18–30% chất béo) – kem loãng: còn có tên khác là coffee cream: kem pha cà phê. Loại kem này có hàm lượng chất béo cao hơn một chút so với Half and half và có thể được đánh bông được với loại có 30% chất béo. Vì sản phầm đánh bông kem loãng không được ổn định nên loại kem này cũng chỉ dùng chủ yếu trong pha chế đồ uống.

3. Light Whipping cream (30–36% chất béo): có thể được đánh bông, tuy nhiên sản phầm không ổn định, tức là khó tạo hình và không giữ phom. Do đó chúng rất thích hợp dùng làm các loại sốt trong nấu ăn hay làm bánh.

4. Heavy cream or heavy whipping cream (36% chất béo hoặc hơn): loại này được dùng phổ biến nhất hiện nay trong làm bánh. Hàm lượng chất béo khá cao nên có thể đánh bông nhanh và giữ phom ổn định.

Công dụng

Kem tươi được sử dụng trong nhiều loại món tráng miệng như: bánh táo, bánh mousse, pudding, caramen,….

Kem tươi hiện nay cũng được sử dụng nhiều trong đồ uống: sữa lắc,cooktail trái cây, kẹo, cà phê và kem,…

Cách chọn

Tùy từng loại đồ ăn, đồ uống khác nhau chúng ta chọn loại kem tươi khác nhau.

Kiểm tra kỹ hạn sử dụng và nơi bảo quản kem tươi vì kem tươi rất dễ bị hỏng nếu ở nhiệt độ môi trường cao. Thường kem tươi phải được bảo quản trong tủ mát.

Bảo quản

Kem tươi sau khi đánh phải được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và chỉ nên ăn trong một ngày. Mặc dù để qua ngày hôm sau vẫn ăn được nhưng kem không ngon như lúc mới đánh xong. Đối với các loại bánh cần trang trí kem tươi, bạn nên làm cốt bánh trước, bảo quản trong ngăn đông rồi khi cần dùng mới đánh kem tươi lên để dùng.
Lưu ý: trong thời gian bảo quản thi thoảng hãy lôi hộp Whipping cream ra lắc lên vài lần cho kem ko bị đông lại ở đáy.

Lưu ý khi sử dụng

Là loại kem tươi có nguồn gốc động vật, được làm từ sữa bò tươi. Chính vì vậy, Whipping Cream có độ béo cao, vị ngậy, thơm của kem sữa, khi ăn thì tan trong miệng.

Do được tách ra từ sữa bò tươi nguyên chất, Whipping Cream thường không có đường nên vị rất nhạt. Khi đánh bông kem tươi bằng whipping cream, bạn có thể cho thêm đường và hương liệu vào để tăng thêm hương vị của kem theo khẩu vị. Khi làm kem trang trí mặt bánh, nhược điểm của Whipping Cream là dễ chảy hơn do Whipping được chiết xuất từ sữa nên nhiệt độ tan chảy nhanh hơn. Vì thế nên vào mùa hè, nếu làm bánh phủ bằng Whipping thì lưu ý không nên để bánh ở ngoài tủ lạnh quá lâu, còn vào mùa đông thì thoải mái hơn.

Vị nhạt của Whipping Cream cũng được xem như một ưu điểm, giúp người làm thoải mái chế biến theo ý của riêng mình.