Lục bình

Giá trị dinh dưỡng

Lục bình hay rau mác, bèo tây, bèo Nhật Bản, bèo sen, bèo lục bình, có tên khoa học: Pontederia cordata, thuộc họ: lục bình. Cây lục bình có nguồn gốc từ vùng Bắc Mỹ. Lục bình là thực vật nổi trên nước lâu năm. Thân dưới thô to, màu nâu vàng, thân trên mọc nhiều thành lùm. Lá nhẵn hình mác, đuôi lá có hình tim. Hoa lục bình mọc thành cụm trên đỉnh, hoa nhỏ và nhiều, có màu tím hoặc màu tím lam, có các đốm màu vàng. Hạt hình tròn. Thường ra hoa vào tháng 6-9.

Công dụng

Sử dụng làm thuốc: Lục bình có tác dụng chữa sưng tấy hoặc viêm đau, như sưng bắp chuối ở bẹn, tiêm bị áp xe, chín mé, sưng nách, viêm tinh hoàn, viêm khớp ngón tay, viêm hạch bạch huyết… Người ta thường dùng phần phình của cuống lá giã nát, thêm muối (5 – 8 g muối trong 100 g lục bình). Ở miền Nam trước đây, bà con cũng thường dùng để chữa những vết thương trên cơ thể bị nhiễm độc chất hóa học.

Chống ô nhiễm nguồn nước: Lục bình làm sạch nước ở nơi chúng mọc, có khả năng làm giảm bớt ô nhiễm môi trường. Chỉ cần 1/3 ha lục bình, mỗi ngày đủ để lọc trong 2.225 tấn nước bị ô nhiễm các chất thải sinh học và các hóa chất. Lục bình còn loại được các kim loại nặng, độc như thủy ngân, chì, kền, bạc, vàng…  

Cung cấp năng lượng: Cho lục bình lên men bằng vi khuẩn, 1 kg lục bình sẽ cho 0,3 m3 khí metan. Bã lục bình sau khi lên men có thể dùng làm phân bón.