Lươn

Giá trị dinh dưỡng

Lươn vàng còn gọi là thiên ngư, trương ngư – một trong “bốn món tươi ngon dưới sông” (tứ đại hà tiên) cũng là thuốc bổ quý. Trong lươn có nhiều protid, lipid, glucid; các vitamin B, E, A, D và các nguyên tố vi lượng như Fe, P, Ca; ngoài ra, còn có nhiều arginin tạo tinh trùng, lecithin tốt cho não.

Công dụng

Theo Đông y, lươn vàng tính ôn, vị ngọt, có công hiệu bổ ngũ tạng, bổ trung, ích khí, dưỡng huyết, ôn dương, bồi bổ can, thận, làm mạnh gân cốt, khử phong thấp, thông kim mạch. Thích hợp với các chứng thiếu máu lao lực, ho hen, phong thấp đau nhức, gân cốt rã rời, thận hư đau lưng, liệt thần kinh mặt , tiểu đường, kiết lỵ.

Sau đây là một số món ăn bài thuốc từ lươn:

Chữa mất ngủ, kém ngủ: Nấu lươn với ngó sen lượng đủ dùng. Ăn vào buổi chiều hàng ngày. Còn có tác dụng cân bằng kiềm toan nội môi phòng chữa bách bệnh.

Chữa trĩ, sa tử cung thể khí hư: 1 con lươn vàng to, bỏ ruột, nấu với nước cùng 10g đẳng sâm cho nhừ để uống nước là chính. Nêm gia vị. Có thể thêm gừng.

Chữa tiểu ra máu: 250g lươn vàng bỏ ruột thái mỏng. Mướp đắng 250g. Nấu với nước vừa dùng. Ngày chia ăn 2 lần.

Chữa bệnh tăng đường huyết, trí nhớ giảm sút: Nấu lươn sốt cà chua ăn hàng ngày. Hoặc thịt lươn nấu với đậu phụ thành canh để ăn.

Chữa ho, ho lao do âm hư: Lươn 250g với đông trùng hạ thảo 3g nấu canh ăn.

Chữa sốt rét, thiếu máu: Lươn xào với rau sam. Phụ nữ, người già thiếu máu ăn lươn rất có ích.

Bệnh ngoài da ghẻ lở, hắc lào, sẩn ngứa: Da lươn đốt tồn tính hoà rượu để bôi.

Ngoài ra lươn còn được phối hợp với một số dược liệu để chữa nhiều bệnh như thấp khớp mạn tính, trúng phong bại liệt…

Cách chọn

Lươn ngon là lươn to, dài vừa phải, lưng đen, bụng vàng ánh. Loại này là lươn đồng, thịt thơm, ngon không phải lươn nuôi, thịt bở, tanh. Đây là những con lươn từ ao hồ, kênh rạch bắt lên chứ không phải lươn nuôi, nên sẽ có thịt săn chắc và thơm ngon. Không nên ham những con to nhé, thịt sẽ bở, không ngon.

Lưu ý khi sử dụng

Những lưu ý khi ăn lươn

Người bị gout nói KHÔNG với lươn: Gout là căn bệnh do rối loạn chuyển hóa chất đạm, mà lươn lại là một loại thực phẩm có chứa thành phần chất đạm cực kỳ cao. Cho nên người bị gout không nên ăn thịt lươn để hạn chế tình trạng bệnh nguy hiểm hơn.

Không được ăn lươn chết: Như đã nói ở trên thì khi lươn chết lượng axit có lợi chuyển hóa thành loại axit độc hại, có thể làm cho người ăn bị nhiễm độc. Thông thường thì axit này nằm trong ngưỡng chịu đựng của con người nhưng nếu như hàm lượng quá cao sẽ mà sức đề kháng lại yếu, đặc biệt là người mới bị đau xong và trẻ em thì nguy cơ bị ngộ độc rất cao. Nhất định phải nói không với lươn chết, mà ngay cả lươn bị ươn cũng không nên ăn.

Không ăn những thức ăn có tính hàn sau khi ăn lươn: Vì lươn là loại thực phẩm có tính hàn, nếu như sau khi ăn lươn xong mà lại ăn thêm những loại thức ăn có tính hàn nữa như là dưa hấu, chuối tiêu, tôm cua,… Nó sẽ làm cho bạn thêm khó tiêu, nếu như ăn vào ban đêm sẽ dẫn đến khó ngủ, thậm chí là bị ngộ độc.

Lươn phải chế biến chín cho thật kỹ: Lươn sống ở môi trường bùn lầy dơ bẩn mà lại ăn tạp cho nên nguy cơ mắc những loại ký sinh trùng rất cao cho nên khi ăn lươn nhất định phải nấu chín, nấu cho thật kỹ. Nếu chỉ xào sơ thì sẽ không thể nào làm chết được ấu trùng. Cho nên trước khi ăn lươn cần phải nấu cho thật chín.