Giá trị dinh dưỡng

là một thực phẩm thường dùng trong nhiều nền văn hóa làm từ bột không men. Tất cả được kéo căng, ép đùn, hoặc cán phẳng và cắt thành một trong một loạt các hình dạng. Trong khi dạng dài, mỏng có thể là phổ biến nhất (mì sợi), nhiều loại mì được cắt thành sóng, xoắn, ống, dây, hoặc vỏ, hoặc gấp lại, hay được cắt thành hình dạng khác.
 

Mì sợi được làm từ bột nhão được tạo thành sợi trong ống có đục lỗ nhỏ hoặc trong túi có đáy có đục lỗ nhỏ vào nước sôi. Tùy theo loại, mì sợi có thể được phơi khô hoặc ướp lạnh trước khi nấu nướng.
 

Mì được nấu chín trong nước sôi. Thông thường, đôi khi với dầu ăn hoặc thêm muối. Chúng thường được chiên sơ hoặc chiên với nhiều dầu. Mì thường được phục vụ kèm theo với sốt hoặc trong một món súp. Mì có thể được bỏ tủ lạnh để bảo quản ngắn hạn, hoặc sấy khô và được lưu trữ để sử dụng trong tương lai. Các thành phần vật chất hay nguồn gốc văn hóa địa lý phải được xác định khi thảo luận về mì.

 

 

Công dụng

Mì hay nói đúng hơn những món ăn dạng sợi làm từ ngũ cốc đã trở thành một nét văn hoá đặc biệt trong nền ẩm thực thế giới. Từ Đông sang Tây, không khó để bắt gặp các loại mì đang được phục vụ từ quán ăn bình dân vỉa hè cho tới nhà hàng sang trọng. Món mì đã nhiều lần được nhắc tới sự một sự sáng tạo tuyệt vời của ẩm thực. Ở một số quốc gia, lịch sử hình thành của các món mì cũng quan trọng như lịch sử văn hoá của chính quốc gia đó vậy.

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại mỳ:

 

Mì udon: một trong 4 loại mì đến từ nền ẩm thực Nhật Bản không chỉ được yêu thích tại quê nhà mà còn nổi tiếng trên toàn thế giới. Được làm từ bột mì, sợi mì udon đặc trưng với những sợi dài, trắng và có độ dai mềm tuyệt vời. Nước dùng cho mì udon là sự kết hợp đặc biệt của các nguyên liệu truyền thống Nhật Bản: dashi, mirin và nước tương. Một bát mì udon đơn giản nhất chỉ cần có mì, nước dùng thêm với một chút hành. Tuy nhiên, từ một hương vị cơ bản ấy, người Nhật đã sáng tạo ra rất nhiều phiên bản khác nhau của udon khi ăn kèm với thịt, trứng, đậu phụ, tempura hay hải sản.

Mì tonkotsu: Tonkatsu là một món ăn Nhật Bản được yêu thích đặc biệt. Tonkotsu trong tiếng Nhật có nghĩa là xương lợn, với phần nước dùng được làm từ nguyên liệu này. Mì tonkotsu không thể bị nhầm lẫn với các món ăn khác bởi nước dùng màu trắng đục đặc trưng như màu sữa. Màu sắc đặc biệt này đến từ nước hầm xương lợn trong thời gian dài (có thể lến tới 20 giờ). Một chút nước dùng gà hay các loại rau có thể được thêm vào để tăng hương vị. Nhiều người so sánh nước dùng của tonkotsu với sữa không chỉ bởi màu sắc, mà còn bởi độ sánh đặc rất đặc biệt không thể nhầm lẫn.

Mì lạnh Hàn Quốc: Hàn Quốc là một quốc gia châu Á không kém phần nổi tiếng với các loại mì. Thế nhưng, món mì đặc biệt nhất phải kể đến chính là mì lạnh. Naengmyeon –mì lạnh Hàn Quốc – thường được yêu thích vào mùa hè. Mì lạnh có sợi mì dài và nhỏ, được làm từ bột mì trộn cùng với khoai tây, khoai lang và bột củ dong. Chính vì vậy phần mì có màu xám nhạt và dai hơn các loại mì khác làm từ bột mì.
Có 2 cách ăn mì lạnh phổ biến nhất, đó là ăn kèm nước dùng và ăn mì lạnh trộn. Nước dùng của món ăn đặc biệt này được làm từ thịt bò, thịt gà hoặc nước dùng của kim chi trắng. Nước dùng này sau khi nấu được để nguội, chan vào mì và nêm nếm thêm một chút dấm, đường trước khi ăn. Nếu bạn thích ăn mì lạnh trộn hơn, phần nước dùng sẽ được phục vụ kèm trong một bát riêng. Mì thường được trộn cùng tương ớt truyền thống của Hàn Quốc, mang tới vị cay và lạnh trong cùng một món ăn, thích hợp để giải toả cơn nóng của mùa hè nơi đây.

Mì Ý: Các nước châu Âu cũng không thể từ chối sức hấp dẫn của các món mì, trong đó mì Ý chính là đại diện nổi tiếng nhất của văn hoá Mì trong nền ẩm thực phương Tây. Hơi khác với mì ở châu Á, mì Ý làm từ bột mì chưa lên men cùng với nước hoặc trứng, sau khi tạo thành sợi mì sẽ được làm chín bằng cách luộc hoặc nướng lò. Có tới hàng chục lợi mì Ý khác nhau, phụ thuộc vào hình dạng của sợ mì tròn, dài, dẹt, to bản hay nhỏ mà cũng có tới hàng trăm món mì Ý tương tự.
Mì Ý thường được phục vụ kèm với một hoặc nhiều loại sốt, kết hợp giữa các nguyên liệu và hương vị khác nhau. Sốt cà chua ăn kèm thịt bò băm và loại nước sốt cơ bản nhất cho món mì Ý. Các loại sốt màu trắng làm từ kem mang hương vị đậm đà và béo ngậy cũng rất phổ biến ở miền Bắc nước Ý. Tuỳ thuộc vào khả năng kết hợp, tài năng và sự tài hoa của người đầu bếp mà các loại hương vị và nước sốt mới có thể được tạo ra hàng ngày, hàng giờ. Đây xứng đáng được coi là món ăn đa dạng và độc đáo hàng đầu hiện nay.

Mì ăn liền: (tên gọi quen thuộc là mì tôm, mì cua, mì gói) là món mì khô chiên trước với dầu cọ, thường ăn sau khi dội nước sôi lên 3-5 phút. Nó còn được gọi mì gói hay mì cốc hoặc mì ly, tùy cách đựng mì. Gói mì ăn liền thường có một gói gia vị nhỏ, thường bao gồm bột ngọt, nhưng cũng có loại không có bột ngọt. Có thể ăn sống sản phẩm này, tại vì mì đã được chiên; thường phải bẻ mì trước khi ngâm nước. Nếu dội nước nguội, cần phải hâm nó lên 3 phút trong lò vi ba.

Ngoài ra, mì là một món ăn nhẹ và ăn nhanh rất tiện lợi cho mọi người. Hiện nay, bất cứ gia đình nào cũng có một vài loại mì được để sẵn trong tủ bếp dùng những khi cần thiết.

Cách chọn

Thông thường các loại mì đều được đóng gói. Vì vậy khi mua cần lưu ý các nhà sản xuất có uy tín, kiểm tra hạn sử dụng và kiểm tra các vết rách hở.

Cần lưu ý thêm rằng, phải kiểm tra kỹ gói mì trước khi ăn như hạn sử dụng, an toàn đóng gói.

Chất lượng của gói mì liên quan đến an toàn sức khỏe, khi mì đã bị đổi màu, bạn không nên ăn nữa.

Ngửi gói mì có mùi vị "ôi" thì phải khẩn trương bỏ ngay vì lúc này mì đã bị biến chất, có thể gây hại cho cơ thể.

Bảo quản

Mỳ được bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Những gói mì đã bóc nhưng chưa dùng hết một lần nên dán chặt lại hoặc để trong tủ lạnh để tránh ẩm mốc.

Lưu ý khi sử dụng

Không nên dùng các loại mì thường xuyên vì tránh mất cân bằng dinh dưỡng.

Một số cách ăn mì ăn liền:

Nếu muốn ăn mì ăn liền bạn nhất định phải lựa chọn, chỉ ăn sợi mì mà không ăn nước (pha mì), hoặc mỗi lần ăn mì chỉ nên ăn 1/3 lượng muối trong gói mì là đủ, không được ăn nhiều hơn.

Ngoài ra, nên cho thêm thức ăn kèm khi ăn mì ăn liền với những món ăn giàu vitamin như rau bina (rau cải bó xôi), ớt xanh, rau lá xanh …để pha loãng các chất phụ gia khác nhau trong gói mì gây hại cho cơ thể con người.

Để tránh gây hại sức khỏe, khi ăn bạn nên chần qua nước sôi, rồi vớt mì sang bát khác để ăn, giống như thêm một lần bạn "rửa" sạch mỡ bám trên sợi mì vậy.

Các tác hại của mì ăn liền:

1. Hàm lượng chất béo cao: Trong một gói mì ăn liền có chứa rất nhiều chất béo. Một lượng mì khoảng 85gram chứa 14,5 gam chất béo, trong đó chất béo bão hòa gây hại cho sức khỏe chiếm 6,5gram.

2. Thiếu protein và rau quả: Một gói mì ăn liền hầu như không chứa bất kỳ một thành phần dinh dưỡng nào có lợi cho sức khỏe. Trong đó, lượng vitamin và canxi là gần như bằng không, và chỉ có 4gram protein và 10% chất sắt.
Trên thực tế, nam giới trưởng thành cần thêm ít nhất 56 gram protein mỗi ngày. Thậm chí cả thành phần rau xanh cũng không có đủ các chất dinh dưỡng. Nếu ăn một gói mì mà coi là "xong" một bữa, thì bạn hoàn toàn bị thiếu chất.

3. Gói gia vị thiếu lành mạnh: Trong một túi gia vị đựng trong gói nilon bao nhôm đó thực ra chỉ có bột ngọt (mì chính), đường và các loại gia vị hương liệu. Những thành phần này là rất bất lợi cho sức khỏe của chúng ta.

4. Lượng muối dư thừa: Mỗi một gói mì chứa lượng muối lên đến 910mg, tương đương 41% lượng muối được khuyến cáo cho phép ăn hàng ngày.

5. Chứa bisphenol A: Bisphenol A sẽ được sử dụng để sản xuất mì ăn liền, mặc dù chúng ta không thể nhìn thấy nó, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không tồn tại.
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng điều này sẽ có tác động tiêu cực lên các hormone, đặc biệt là estrogen, gây hại lớn cho cơ thể.

6. Hàm lượng calo cao: Mỗi một gói mì chứa tới 400 calo, liều lượng này tương đương với ¼ lượng calo được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ trưởng thành có thể ăn trong ngày.

7. Mì ăn là món ăn đã rán chín: Mì ăn liền sở dĩ không phải "nấu" chín nữa bởi vì chúng đã được chiên chín trong quá trình sản xuất. Mà ai cũng biết rằng đồ ăn chiên rán không hề có lợi cho sức khỏe.

8. Gây ra hội chứng chuyển hóa: Hội chứng chuyển hóa tim mạch sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh tim, tiểu đường và nguy cơ đột quỵ.

Mỗi người ăn 2 gói mì/tuần sẽ phải đối mặt với vấn đề mắc hội chứng chuyển khóa cao hơn 68%.