Mộc nhĩ đen

Giá trị dinh dưỡng

Mộc nhĩ đen còn gọi là vân nhĩ, thụ kê, nhĩ tử, mộc nga, tên khoa học Auricularia. Mộc nhĩ đen là một loại nấm mọc trên những cây, cành gỗ mục, có hình dạng trông giống như tai người, mặt ngoài màu nâu nhạt, có lông mịn, mặt trong nhẵn màu nâu sẫm. Mộc nhĩ đen rất giàu dinh dưỡng, lượng sắt cao, có chứa các polysacharid (93,9%) và protein (6,8%) và bào tử nấm. Trong mộc nhĩ đen có nhiều hoạt chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp giải độc và làm chậm sự lão hoá. Đặc biệt, với tính năng lương huyết và hoạt huyết, mộc nhỉ đen là một loại thực phẩm làm thuốc rất quý có tác dụng làm giảm cholesterol và cải thiện tuần hoàn huyết.

Công dụng

Trong ẩm thực: là loại thực phẩm góp phần cho món ăn thêm ngon. Có thể dùng chế biến các món ăn Việt như: món nem, món xào, hấp trứng...

Trong y học:

Mộc nhĩ đen vị ngọt nhạt, tính bình; vào vị, đại tràng. Có tác dụng bổ khí, bổ thận, hoạt huyết, lương huyêt, chỉ huyết, nhuận táo, lợi tràng, mát máu cầm máu, bảo vệ da tăng cường thẩm mỹ bổ âm nhuận thể, bổ dạ dày, nhuận tràng.

Tốt cho người cao huyết áp: Mộc nhĩ đen hàm chứa nhiều kali và natri nên rất tốt cho người bệnh cao huyết áp. Loại axit hạch trong mộc nhĩ đen có tác dụng hạ cholesteronl trong máu rõ rệt. Chất keo trong mộc nhĩ đen có tính dính mạnh, có tác dụng kết hút các chất cặn thừa trong cơ thể bài thải ra ngoài theo đường tiêu hóa. Glucôxit purin trong mộc nhĩ đen giúp làm giảm khả năng tắc mạch máu não do cao huyết áp gây lên.


Tác dụng chống oxy hóa: Chiết xuất từ loại nấm này cho thấy đặc tính chống oxy hóa mạnh với một mối tương quan tich cực giữa nồng độ phenol và khả năng chống oxy hóa.

Ngăn ngừa hiện tượng đông máu: Chiết xuất Polysaccharide trong mộc nhĩ đen ức chế sự kết dính tiểu cầu và tăng thời gian đông máu trong ống nghiệm và trong cơ thể sống. Mộc nhĩ đen thích hợp cho các bệnh băng huyết, ra huyết, trĩ ra máu, kiết lỵ, thiếu,đau răng, mất ngủ, viên dạ dày mãn tính, tiểu nhiều, thiếu hụt bạch cầu, táo bón, viêm amiđan...

Hoạt tính chống đông máu của nó là do xúc tác của chất ức chế đông máu bởi chống lại hiện tượng máu đông nhưng không phải bằng các chất đồng yếu tố II gây đông máu.


Giảm cholesterol: Polysaccharides trong nấm này đã được chứng minh để giảm mức độ cholesterol trong máu (TC), mức độ triglyceride và LDL và tăng cường mức độ HDL trong máu, cũng như tỷ lệ HDL/TC và HDL/LDL.

Giúp giảm cânMộc nhĩ đen có chứa các thành phần hoạt tính như: lecithin, cephalin, plasmalogen và phosphatidyl serin, axit nucleic… có tác dụng hạ thấp hàm lượng cholesterol trong gan và huyết thanh động vật, ngăn ngừa sự tích tụ mỡ ở thành động mạch và sự hình thành huyết khối do xơ vữa động mạch. Mộc nhĩ cũng có tác dụng giảm cholesterone trong máu, và góp phần kiểm soát cân nặng, rất tốt với những người thừa cân, béo phì. Thực phẩm này cũng là bạn của những người muốn giảm cân.

Các nghiên cứu cho thấy, mộc nhĩ rất giàu các nguyên tố vi lượng như magiê, kali, natri, đặc biệt chứa nhiều vitamin nhóm B, nhất là vitamin B2. Điều bất ngờ là tỷ lệ sắt và canxi trong mộc nhĩ cao gấp 30 – 70 lần trong thịt.

Làm đẹp da: Với thành phần trên, mộc nhĩ cực kỳ có lợi cho sức khỏe và nhan sắc phụ nữ nhờ làm tăng khả năng miễn dịch, hàm lượng chất sắt cao, chất chống oxy hoa giúp làn da bạn sẽ trở nên tươi sáng, mịn màng hơn nếu thường xuyên sử dụng mộc nhĩ trong các món ăn

Sau đây là một số món ăn có mộc nhĩ đen:

Canh mộc nhĩ đen bồi dưỡng cơ thể, giảm mỡ máu, cải thiện chức năng tuần hoàn huyết: Mộc nhĩ đen 1osb; Thịt nạc 100g; Đại táo 5 quả; Gừng sống 3 lát; Đổ vào 6 chén nước, nấu còn 2 chén; thêm gia vị vừa đủ dùng.

Cháo mộc nhĩ đen, bổ âm, nhuận phế, kiện tỳ, dưỡng vị: Mộc nhĩ đen 10g; Gạo tẻ 100g (sao vàng); Thịt nạc 50g; Đổ vào 6 chén nước, nấu cháo, thêm gia vị vừa đủ dùng.

Canh mộc nhĩ, khổ qua phòng và trị cao huyết áp, tiểu đường: Mộc nhĩ 10g; Khổ qua (mướp đắng) 50g; Đậu phụ 200g; Thêm gia vị vừa đủ, nấu canh ăn hàng ngày.

Chữa bệnh lỵ mãn tính: Mộc nhĩ đen 30g (sao khô); Lộc giác sương 8g; Tán bột, trộn đều, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5g với nước ấm.

Chữa phụ nữ bị rong kinh, băng huyết: Mộc nhĩ đen sao đen, tán bột. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3g với rượu ấm. Chữa bệnh trĩ lở loét, chảy máu: Mộc nhĩ đen sao khô, tán bột. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3g với nước ấm.

Cách chọn

Nên chọn loại cánh to, dày thì ăn sẽ ngon và giòn. Không nên chọn loại mộc nhĩ xù xì vì loại này chỉ cần ngâm vào nước ấm đã bị nhũn.

Không chọn mộc nhĩ có vết đen hay màu đỏ cam.

Khi mua, dùng tay nắm vài cái, sau khi bỏ tay ra, viền mộc nhĩ có tính đàn hồi nhanh chóng duỗi ra, có nghĩa là hàm lượng nước ít thì đấy là loại mộc nhĩ tốt.

Nếu thấy phần tai nấm toét ra, dính vào nhau, rải rác có những chấm đen, mất tính đàn hồi, ngửi thấy mùi chua, hôi thì tuyệt đối không nên mua

Bảo quản

Bảo quản nơi khô thoáng, nên cho vào hộp hay lọ, đậy kín nắp, thỉnh thoảng mang ra nắng phơi lại để mọc nhĩ không bị ẩm mốc.

Có thể bảo quản trong tủ lanh sẽ giữ được nấm lâu hỏng hơn.

Lưu ý khi sử dụng

Không được ngâm nước nóng: Nhiều người để cho tiện và nhanh thường ngâm mộc nhĩ vào nước nóng trước khi chế biến mà không biết rằng cách này tuyệt đối không được làm. Hơn nữa, trong mộc nhĩ có thể còn sót lại các morpholine là chất độc có trong mộc nhĩ nên cần phải ngâm trong nước lạnh để chất độc này có thời gian hòa tan vào nước.

Tránh ăn mộc nhĩ tươi: Mộc nhĩ tươi có chứa chất morpholine nhạy cảm ánh sáng, nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi mà cơ thể tiếp xúc với ánh sáng có thể làm cho da bị ngứa, phù nề, trường hợp trầm trọng còn dẫn đến hoại tử da nghiêm trọng. Nếu phù nề xảy ra trong màng nhầy cổ họng sẽ gây khó thở. 

Phụ nữ mang thai không nên ăn: Không nên sử dụng nấm mèo cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, cũng như những người có ý định sinh con vì mộc nhĩ có tính hàn trợ nên không tốt cho người có máu mang tính lạnh và dễ gây sảy thai.