Mù tạt

Giá trị dinh dưỡng

Mù tạt hay còn gọi là mù tạc, là tên gọi chung để chỉ một số loài thực vật có hạt nhỏ được sử dụng để làm gia vị bằng cách nghiền nhỏ sau đó trộn với nước, giấm hay các chất lỏng khác trở thành các loại bột nhão làm mù tạc thương phẩm. Hạt của chúng cũng được ép để sản xuất, dầu mù tạc và lá non của chúng có thể ăn như một loại rau xanh.

Một số loại mù tạt trên thị trường  Việt Nam

Mù tạt vàng: Được làm từ hạt mù tạt trắng trộn với đường, giấm và nghệ tươi nên có màu vàng mật ong. Nó có vị nồng nhẹ. Món xúc xích nướng vàng ươm, nóng hổi kẹp giữa chiếc bánh mì mềm mại sẽ bớt ngon nếu thiếu đi hương vị của mù tạt vàng.
 
Mù tạt Meaux: Đây là loại mù tạt được ép từ hạt mù tạt đen, trộn với giấm, tạo nên một hỗn hợp giòn cay. Bạn có thể dùng để ướp thức ăn hoặc phết lên bề mặt miếng thịt sau khi nướng. Mù tạt không chỉ dùng trong các món trộn, các món thịt nướng mà còn được dùng kèm với hải sản.
 
Mù tạt Dijon: Loại mù tạt kiểu Pháp này được chế biến từ hạt mù tạt đen nguyên vỏ với rượu trắng, muối và một số gia vị đặc trưng. Nó có màu vàng tươi, vị từ nhẹ nhàng đến cay nồng. Các đầu bếp thường dùng mù tạt Dijon làm sốt, trộn salad...
 
Mù tạt dạng bột: Đây không phải là loại mù tạt chính thống, chúng được kết hợp từ muối, tiêu và mù tạt. Khi dùng, bạn có thể vắt thêm một lát chanh. Mù tạt dạng bột chấm kèm với hải sản hoặc thịt nướng rất ngon.
 

Mù tạt xanh: Không giống ớt, mù tạt xanh tạo mùi cay nồng từ mũi, không làm người ăn cảm thấy cay xé ở lưỡi. Vị cay ấy cũng không kéo dài, chỉ đọng lại trong giây lát và tan biến khi bạn hớp một ngụm nước.
 
Mùi cay nồng đặc trưng này rất dễ bay hơi. Khi chế biến món cơm nắm sushi truyền thống của Nhật Bản, các đầu bếp thường để mù tạt xanh wasabi nằm giữa cá và cơm, nhằm giữ cho mùi vị đặc biệt này không bị bốc hơi.
 
Ngoài củ, lá mù tạt xanh cũng được dùng để tạo vị cay nồng. Người ta thái nhỏ lá, trộn với giấm, làm đồ chua hoặc nấu canh với nước tương ngon.

Công dụng

Dùng làm gia vị: ăn kèm với đồ ăn hoặc để tẩm ướp.

Có tác dụng trong chữa bệnh và làm đẹp

Hạt mù tạc

Giảm nhẹ triệu chứng hen suyễn:  Hạt mù tạt chứa hàm lượng cao selenium và magiê, cả hai chất này có tác dụng chống viêm. Dùng hạt mù tạt thường xuyên sẽ có tác dụng kiểm soát, kiểm chế các triệu chứng của hen suyễn, cảm lạnh, tắc nghẽn ngực.

Làm chậm quá trình lão hóa: Mù tạt chứa lượng lớn carotenes, zeaxanthins và lutein, vitamin A, C, K; đây là những thành phần chính của chất chống oxy hóa, do đó làm chậm quá trình lão hóa.

Ngừa ung thư dạ dày: Hạt mù tạt phát huy tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa và làm chậm tiến triền của bệnh ung thư dạ dày. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, hạt mù tạt có thể hạn chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư và ngăn chặn sự hình thành của tế bào ung thư mới.

Chống lại viêm khớp dạng thấp: Hạt mù tạt chứa nhiều Selenium và magiê có tác dụng chống viêm, làm nóng các quá trình vì vậy khi dùng nó sẽ khiến cơ thể nóng lên, giúp nới lỏng cơ bắp, dẫn đến giảm đau.

Giảm táo bón: Hạt mù tạt chứa chất rất đặc biệt gọi là mucilage, một chất nhầy đóng vai trò quan trọng trong việc giảm táo bón. Ngoài ra, hạt mù tạt làm tăng tiết nước bọt, khiến tiêu hóa tốt hơn.

Tăng cường hệ miễn dịch: Trong mù tạt chứa hàm lượng lớn các khoáng chất như sắt, mangan, đồng…có tác dụng giúp cơ thể chống lại bệnh tật.

Giảm Cholesterol: Mù tạt chứa hàm lượng cao niacin, vitamin B3; niacin có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol và bảo vệ cơ thể khỏi xơ vữa động mạch, điều hòa lưu thông máu, tránh cao huyết áp.

Kích thích mọc tóc: Dầu hạt mù tạt chứa nhiều vitamin, khoáng chất, beta carotene có tác dụng kích thích tóc mọc. Trong quá trình biến đổi thành dầu mù tạt, beta carotene chuyển hóa thành vitamin A, chất kích thích mọc tóc. Ngoài ra, dầu mù tạt còn bao gồm sắt, axit béo, canxi, magie; tất cả đều kích thích tóc mọc.

Dầu mù tạc

Dưỡng ẩm:  Mát xa toàn thân bằng dầu mù tạt mỗi tuần 1 lần sẽ cho da tăng độ đàn hồi, mềm mịn và không còn khô bong, tróc.

Ngăn ngừa các bệnh về nấm và chống nhiễm trùng: Nếu cơ thể bạn dễ bị nhiễm trùng và mắc các bệnh về nấm, hãy mát xa toàn thân với dầu mù tạt thường xuyên. Việc mát xa này sẽ khiến những vết nhiễm trùng nhanh chóng được cải thiện, biến mất dần bởi allyl isothocyanate trong dầu mù tạt có công dụng chống viêm nhiễm khá hiệu quả.

Giúp lưu thông máu: Mát xa toàn thân với dầu mù tạt, đặc biệt là dầu mù tạt hâm nóng, giúp quá trình lưu thông máu gia tăng, khiến cho da dẻ chị em phụ nữ thêm hồng hào, khỏe mạnh. Đây cũng là lí do tại sao các chuyên viên ở spa thường dùng dầu mù tạt kết hợp với các loại dầu khác để mát xa da, tăng cường lưu thông máu.

Ngăn ngừa tóc gãy rụng, bạc sớm: Cách hiệu quả nhất để mát xa dầu mù tạt trên tóc là hâm nóng là dầu mù tạt cùng dầu oliu, dầu hạnh nhân, thoa lên từng phần tóc và mát xa nhẹ nhàng da đầu trong 15-20 phút. Sau đó dùng mũ tắm trùm kín tóc và để trong khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ. Sau đó bạn mới dùng dầu gội đầu để gội sạch lại tóc.

Cách chọn

Chọn mù tạt còn độ cay nồng không sử dụng mù tạt hết hạn hoặc không còn độ cay nồng.

Bảo quản

Để nơi thoáng mart.

Đậy chặt nắp sau khi mở.

Lưu ý khi sử dụng

Những người  đau dạ dày không nên ăn món này

Không nên dùng mù tạt với các món súp nóng vì các enzyme tạo mùi của mù tạt sẽ bị phá huỷ khi ở nhiệt độ cao, làm mất hương vị cay nồng đặc trưng.