Mướp đắng

Giá trị dinh dưỡng

Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua là một loại quả cùng dòng với các loại quả như bầu bí là một loài dây leo thường được trồng tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam mướp đắng là một loại quả khác phổ thông được trồng nhiều ở các vùng núi, người dân thường làm giàn để mướp đắng leo tiện lợi cho việc chăm sóc và thu hoạch. Cây mướp đắng có thân nhỏ đường kính khoảng 3-6 mm, có lá mỏng, có từ 4-6 cạnh nhô ra như mũi giáo. Quả mướp đắng sần sùi dài khoảng 15-20 cm đường kính khoảng 3-4 cm, có vị đắng đặc trưng, và là loại đắng nhất trong tất cả các dòng rau củ quả. Tuy rằng vị của chúng không dễ ăn nhưng nó có rất nhiều các tác dụng tốt đối với chúng ta.

Công dụng

Kích thích ăn uống, tiêu viêm, thoái nhiệt: Mướp đắng giúp kiện tỳ khai vị (kích thích chức năng tiêu hóa); Alkaloid trong mướp đắng có công hiệu lợi niệu hoạt huyết (lợi tiểu, máu lưu thông); tiêu viêm thoái nhiệt (chống viêm, hạ sốt); thanh tâm minh mục (mát tim sáng mắt).

Phòng chống ung thư: Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong mướp đắng giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư; Nước cốt mướp đắng chứa thành phần protein tựa như hoạt chất Alkaloid, giúp tăng cường chức năng nuốt của các thực bào.

Giảm thấp đường huyết: Nước cốt mướp đắng tươi, có tác dụng hạ đường huyết tốt, là món ăn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường.

Nước tắm cho trẻ em nhiều rôm sảy: Mướp đắng 2 - 3 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước tắm cho trẻ. Ngày làm 1 lần.

Chữa ho: Mướp đắng 1 - 2 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước uống trong ngày.

Chữa thấp khớp: Lá mướp đắng 8g, dây đau xương sao 8g, cây xấu hổ 8g, rễ nhàu 8g, cỏ xước 8g, cây vòi voi sao 8g, cối xay 8g, rễ ngũ trảo 5g, dây thần thông 5g, quế chi 4g, gừng tươi 3g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nước sắc khổ qua: Khổ qua 1 - 2 quả, tách bỏ ruột, thái lát, sắc lấy nước cho uống. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát.

Mướp đắng chế biến nhiều món ăn ngon: nộm, gỏi, canh....

Cách chọn

Để chọn mướp đắng ngon, an toàn, bạn đừng vội chọn những quả mướp đắng màu xanh mướt, đậm, thân phình to, da láng bóng vì có thể chúng đã được bón nhiều đạm, chất kích thích sinh trưởng, gây nhiễm độc khi ăn. Nên chọn những quả mướp đắng có kích thước vừa phải, mặt vỏ có nhiều gân nhỏ li ti sẽ đảm bảo cho sức khỏe của bạn và gia đình. Không mua những quả mướp đắng màu xanh đậm, thân phình to, da láng bóng, vì có thể chúng đã được bón nhiều đạm, chất kích thích sinh trưởng.

Lưu ý khi sử dụng

Gây tác hại đến cho trẻ nhỏ: Nếu trẻ nhỏ ăn mướp đắng thì sẽ có những chất gây độc gây hại đến đường tiêu hóa cho trẻ nhỏ. Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện hết nên việc đào thải những chất độc từ chúng ra gặp khó khăn. Do vậy cha mẹ không nên cho trẻ ăn khi quá bé.

Làm tăng men gan: Ăn mướp đắng nhiều sẽ làm cho các enzim men gan tăng cao, ngoài ra nó còn có một thành phần chất vicine gây hiện tượng nhức đầu, đau bụng và có thể dẫn đến hôn mê.

Giảm khả năng thụ thai: Trong loại quả này có một loại protein làm giảm khả năng thụ thai, thí nghiệm đã được thử nghiệm trên loài chuột khi chúng uống 1,8 nước mướp đắng trên một ngày.

Gây thiếu máu: Ăn nhiều mướp đắng có khả năng dẫn đến thiếu máu, những triệu chứng khi gặp phải vấn đề thiếu máu là chóng mặt, buồn nôn.