Nấm bào ngư chân dày

Giá trị dinh dưỡng

 Nấm bào ngư chân dày hay Nấm bào ngư Nhật, Nấm đùi gà (danh pháp hai phần: Pleurotus eryngii) là một loài nấm ăn được, có mùi thơm của quả hạnh, vị ngọt và giòn của bào ngư. Loài nấm này là loài bản địa khu vực Địa Trung Hải của châu Âu, Trung Đông, Bắc Phi nhưng hiện đang được trồng khắp châu Á. Đây là loài lớn nhất trong chi Pleurotus. Loài nấm này có quả thể khá to, đường kính trung bình từ 2–4 cm trơn bóng, màu từ xám đến trắng xám. Thịt nấm màu trắng, dày. Cuống mọc xiên, màu trắng hay gần trắng, dài từ 2–6 cm.

Nấm bào ngư chân dày thích hợp phát triển ở một biên độ nhiệt độ khá rộng: khi ra quả thể ở 25-300C, thích hợp ẩm độ cao và ưa thoáng.

Độ ẩm cơ chất từ 65-68%, độ ẩm không khí lúc nuôi sợi 65-70%, độ ẩm không khí lúc ra quả thể là 85-95%.

pH: Môi trường nuôi trồng thích hợp cho nấm bào ngư Nhật từ 5-7, giai đoạn ươm tơ môi trường axit yếu nhưng khi ra quả thể pH từ 6-6,5.

Ánh sáng: Giai đoạn ra quả thể cần ánh sáng khuếch tán hơn khi nuôi sợi.

Công dụng

Nấm đùi gà được mệnh danh là Nữ Hoàng của các loại nấm. Khi nấm còn non có thể dùng để nấu ăn, chất thịt nấm rất giòn, mùi vị thơm ngon.
 
Sách đông y có ghi:

Nấm Đùi gà tính ôn, chủ trị chứng tiêu khát (bệnh tiểu đường), nấm Đùi gà có hiệu quả chống ung thư, điều tiết sức miễn dịch của cơ thể và cải thiện tuần hoàn máu, đường đa nấm Đùi gà là thành phần công hiệu chính trong đó.
 
Nấm Đùi gà giúp tăng cường chức năng đường ruột, dạ dày, hỗ trợ tiêu hoá, kích thích nhu cầu ăn làm cho ăn ngon miệng. Cải thiện tuần hoàn máu, giảm mỡ trong máu, điều chỉnh huyết áp, điều tiết miễn dịch.
 
Nấm Đùi Gà ngoài việc là một loại nấm ăn ngon,thì còn có giá trị dinh dưỡng cao. Hàm lượng protein trong nấm đùi gà gấp 4-6 lần loại rau thông thường khác...  

Nấm Đùi Gà có chứa nhiều vitamin, amino acid thiết yếu cho cơ thể và khoáng chất giúp tăng cường trí lực, lưu thông khí huyết. Các nhà khoa học cũng cho biết chiết xuất từ nấm Đùi gà có tác dụng ngăn ngừa ung thư rất tốt.
 
Với vị đặc biệt ngon, giòn, nấm đùi gà có thể chế biến được nhiều loại món ăn như xào, nấu canh, súp, lẩu, nướng…
 

Cách chọn

Để tránh mua phải nấm không tốt, bạn nên xem kỹ các thông tin trên sản phẩm, chọn những gói nấm tươi, màu sắc không bị ngả vàng, cánh nấm không bị bầm dập hay úng nước. Nấm phải được bảo quản ở nhiệt độ tốt, nếu vết cắt rỉ ra chất trắng sữa là dấu hiệu của nấm độc.

Để lựa chọn được sản phẩm nấm đùi gà tươi ngon, nên chọn loại nấm đạt chiều dài từ 12- 15 cm, nếu vượt quá 15cm, bên trong nó sẽ dần dần trở nên rỗng xốp, hương vị không còn ngon nữa. Nấm đùi gà khi tươi có mùi thơm đặc trưng giống như mùi hạnh nhân

Bảo quản

Nấm sau khi thu hái cần chú ý cách bảo quản nếu ăn ngay hoặc chế biến, nếu sử dụng dần hoặc xuất bán cho tiêu dùng và xuất khẩu. Việc này rất quan trọng vì hàm lượng đạm của nấm cao dễ bị hư hỏng hơn mà sau khi thu hái quả thể, nấm vẫn tiếp tục hô hấp, chuyển hóa làm giảm phẩm chất nấm.

Nguyên liệu bảo quản nấm tươi: Dùng nấm không già, không bị xây xát, dập nát. Giảm bớt lượng nước trong nấm, hạ bớt nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ bảo quản nấm tươi thích hợp từ 2-5oC, riêng nấm rơm không bảo quản dưới 15oC.

Cách bảo quản nấm tươi: sau khi thu hái, cắt chân, loại bỏ tạp chất, đưa nấm vào khay, túi. Bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 2-5oC được 5-7 ngày.

Bảo quản để ăn tươi đơn giản: cho nấm vào nước đun sôi cho tới khi nước sôi lai thì vớt ra, ngâm vào nước lạnh cho tới khi nấm mát như nước thì cho vào túi nilon hoặc khay, đổ xâm xấp nước bảo quản trong tủ lạnh dùng dần.

Lưu ý khi sử dụng

Khi sử dụng: chần nấm (thả vào nước sôi khoảng 2 phút rồi vớt ra ngâm trong nước lạnh), để cho nấm rắn chắc, hết mùi ngái. Sau đó vớt nấm ra để xào, nấu và chế biến các món ăn.

Cần chú ý là nấm có nhiều đạm nên khi chế biến không nên cho mì chính, chỉ dùng rất ít thịt, không ăn quá 2 lạng nấm/người/ngày vì dễ bị đầy bụng, khó tiêu.

Khi ăn Nấm đùi gà không nên dùng cùng với rượu, bởi một số hoạt chất trong rượu khi kết hợp cùng nấm đùi gà sẽ triệt tiêu toàn bộ tác dụng của nấm.