Nấm hương

Giá trị dinh dưỡng

Nấm hương hay còn gọi là nấm đông cô là một loại nấm ăn có nguồc gốc bản địa ở Đông Á. Nấm hương có dạng như cái ô, đường kính 4–10 cm, màu nâu nhạt, khi chín chuyển thành nâu sậm. Nấm hương có một chân đính vào giữa tai nấm. Mặt trên tai nấm màu nâu, mặt dưới có nhiều bản mỏng xếp lại.Trên mặt nấm có những vảy nhỏ màu trắng. Thịt nấm màu trắng, cuống hình trụ. Nấm mọc ký sinh trên những cây có lá to và thay lá mỗi mùa như dẻ, sồi, phong. Loài nấm này mọc hoang nhiều ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Xẻng. Ở Mỹ, nông dân trồng nấm hương tại các trang trại. Mỗi khúc gỗ có thể cho nấm ký sinh 3-7 năm.

Nấm hương chứa khá nhiều đạm và đặc biệt giàu khoáng chất, vitamin, chẳng hạn như vitamin C, B, tiền vitamin D, canxi, Niacin, nhôm, sắt, magiê... Nó có khoảng 30 enzym và tất cả các acid amin tối cần cho cơ thể (tức là những acid amin mà cơ thể không tổng hợp được). Nấm cũng có một số alcool hữu cơ mà khi nấu chín, các alcool này biến đổi, tạo thành mùi thơm đặc biệt của nó.

Nấm hương có 3 loại thường dùng trong chế biến thức ăn: nấm đông, nấm hương và nấm hoa. Nấm hoa có chóp đỉnh màu đen nhạt, có hoa văn; nấm đông có chóp đỉnh màu đen, phần cuốn nếp cũng có màu vàng nhạt, thịt tương đối dày; còn nấm hương có hình cái dù, mỡ, thịt mỏng, không mịn thớ lắm, cũng không giòn tan.

 

Công dụng

Nấm hương chứa nhiều đạm và đặc biệt giàu khoáng chất, vitamin như vitamin C, B, tiền vitamin D, canxi, Niacin, nhôm, sắt, magiê...Trong nấm hương có khoảng 30 enzym và tất cả các acid amin cần thiết cho cơ thể (những acid amin mà cơ thể không tổng hợp được). Ngoài ra, chất Lentinan và Lentinula Edodes mycelium (LEM) là 2 chất chính tạo nên tác dụng dược lý của nấm.

Bổ sung sắt cho cơ thể: Nấm hương được coi là thực phẩm cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, trẻ em suy dinh dưỡng. Sách Đông y viết về nấm hương vị ngọt tính bình, có công dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết, hòa huyết, tiêu đờm.

Giải độc và bảo vệ gan: Nấm hương có tác dụng giải độc và bảo vệ tế bào gan rất tốt. Các polysaccharide trong nấm hương có khả năng hoạt hoá miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B - những tế bào đóng vai trò chính trong việc bảo vệ cơ thể.

Tăng cường hệ miễn dịch: Ngày nay các nhà khoa học đã khẳng định nấm hương có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi thận và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hoá...

Phòng ung thư: Theo một nghiên cứu, nấm hương có chứa một chất hóa học đặc biệt mang tên AHCC - một loại hợp chất pha trộn các axit amin, polisaccarit và khoáng chất, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch bằng cách gia tăng số lượng các tế bào giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng, và ngăn chặn sự phát triển của khối u.
Trước đó, giáo sư Smith từng công bố kết quả nghiên cứu trên loài chuột rằng, AHCC có thể loại bỏ virus HPV trong vòng 90 ngày, đồng thời làm giảm tỷ lệ phát triển khối u cổ tử cung.

Bổ thận tráng dương: Dân gian cho rằng kết hợp nấm hương với bồ dục lợn, và cho thêm gia vị vừa đủ có tác dụng bổ thận tráng dương rất hiệu quả.

Thực hiện:

Nấm hương ngâm nước cho nở hết rồi rửa sạch, cắt chân. Bồ dục lợn bổ đôi, ngâm nước lạnh 2 giờ, lọc bỏ gân trắng rồi thái miếng. Xào nấm và bồ dục lợn riêng rẽ, khi chín thì trộn cả hai vào nhau.
 

Phương này có tác dụng kích thích tiêu hóa, thích hợp cho những người yếu sinh lý, hay đau lưng mỏi gối, ăn uống không ngon miệng.




Cách chọn

Nấm hương ngon nhất là những cây nấm hình cúc áo, chân nhỏ, mình dày, màu vàng bóng và sờ thấy khô tay, dưới ô nấm có những ngăn màu trắng được xếp liền với nhau. Khi ngâm nước, nấm nở đều nhưng vẫn dai, nước ngâm có màu hanh vàng và mùi thơm dịu.

Tuyệt đối không chọn những cây nấm ẩm ướt hoặc có mùi lạ.

Khi ấn tay vào “tán dù” của cây nấm, rồi vừa bỏ tay vừa hít ngửi, nếu mùi hương thuần khiết thì đấy là nấm ngon. Mặt trên của dù có màu vàng hay trắng là nấm hương an toàn, không hóa chất.

Chọn hàng nấm tươi, nấm được bảo quản thoáng mát và sạch sẽ. Ngửi nấm có mùi thơm ngọt tự nhiên, hay có mùi hăng hắc của gỗ hoặc mùn cưa là nấm mới hái.

Mình nấm không thâm, khô, dập nát.

Các cây nấm có thân tròn béo mập và bên ngoài láng mịn bởi đây là các cây nấm tươi giòn và ngọt mọng.

Dùng tay ấn nhẹ vào ngọn nấm, nếu có nước trắng đục thì nên hỏi lại nguồn gốc, cũng như loại nấm… bởi loại nấm này thường có chứa độc tố, tuy hương vị ngon, độc tố không cao nhưng cũng không nên dùng.

Bảo quản

Để nấm hương khô có mùi thơm lâu, lại không bị ẩm mốc, mọt, hãy cho nấm hương vào hộp nhựa hoặc túi nilon, cất ở những nơi khô ráo, tránh những nơi quá nóng hoặc ẩm thấp.

Ngoài ra, có thể cho nấm hương vào túi nilon, túi bóng kính hoặc túi ziplog càng tốt, buộc chặt, cho vào chỗ cánh cửa tủ lạnh (ngăn mát), sẽ tránh được mốc mà giữ mùi thơm rất lâu.

Lưu ý khi sử dụng

Nấm hương giàu dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ rất tốt, nhưng lưu ý mỗi ngày không nên ăn quá 50 gram.

Không dùng kèm với thức uống lạnh, rượu: khi sử dụng nấm làm món ăn, mọi người dùng món ngay khi còn nóng để cảm nhận được độ thơm và hương vị ngọt của nấm. Kèm theo đó là thói quen uống  nước giải khát lạnh để hạ nhiệt. Tuy nhiên nấm lại loại thực phẩm mang tính âm. Vì thế sau khi ăn, bạn nên hạn chế hoặc không dùng đồ uống lạnh bởi sẽ gây lạnh bụng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Nếu kết hợp với việc uống rượu sẽ sinh ra độc tố, ảnh hưởng đến dạ dày.

Không nên rửa quá kỹ khi sơ chế nấm: Nấm vốn là loại thực vật chỉ sinh sống trong môi trường sạch. Vì vậy khi sơ chế, bạn có thể làm sạch bằng khăn ẩm, hay dưới vòi nước hoa sen. Không nên ngâm nấm lâu trong nước bởi thân nấm ở dạng sợi và xốp, khi rửa sẽ làm nấm hút nước khiến thịt nấm nhạt và nhão. Hơn nữa, các loại nấm thường có chất Lysergic giúp hấp thụ ánh nắng trời chuyển hóa thành vitamin D. Tuy nhiên loại chất này rất dễ bị biến mất khi ngâm lâu trong nước.

Lựa chọn loại nồi khi nấu nấm: Khi chế biến nấm, chúng ta nên hạn chế các loại nồi, chảo được đúc từ nhôm, sắt hay đồng. Bởi vì các dụng cụ bằng đồng hay sắt không nên dùng cho một số loại nấm (điển hình là nấm hương) vì sẽ gây mất chất dinh dưỡng. Riêng với đồ nhôm, món nấm sẽ bị ngả màu khi nấu, trông món ăn sẽ kém hấp dẫn hơn.

Dùng quá nhiều dầu mỡ khi chế biến: Thân nấm thuộc dạng cấu tạo xốp và sợi, rất dễ để hút các chất lỏng nên rất khó cho các bà nội trợ ước lượng được lượng dầu mỡ khi cho vào món ăn. Do đó, bạn phải ước chừng trước lượng dầu mỡ. Tránh tình trạng nấu xong lại quá ngấy vì nhiều chất béo, gây cảm giác khó chịu do đầy bụng, khó tiêu hóa, trào ngược dịch dạ dày.

Khi sơ chế phải cắt bỏ chân gốc nấm: Rễ cùng gốc nấm là phần tiếp xúc trực tiếp với phần bọc nuôi dưỡng nấm, giúp nấm lấy chất dinh dưỡng. Thế nên luôn bị tồn, dính lại những chất vô cơ vốn dùng để nuôi nấm. Chúng ta không nên dùng phần này khi chế biến. Cắt bỏ chân gốc nấm khi chế biến.

Chần nấm qua nước sôi nóng trước khi xào nấu: Việc này không chỉ giúp nấm giòn hơn, giữ lại hình dạng của nấm khi chế biến mà còn giúp loại bỏ một số độc tố gây hại có trong nấm. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chần qua thật nhanh không quá 2 phút và có thể cho thêm vài hạt muối vào trong nước, bởi để quá lâu sẽ gây nát thịt cũng như làm mất chất dinh dưỡng.