Ngô ngọt

Giá trị dinh dưỡng

Ngô ngọt hay ngô đường, bắp ngọt, bắp đường là giống ngô có hàm lượng đường cao. Ngô ngọt là kết quả xuất hiện tự nhiên đặc tính lặn của gen điều khiển việc chuyển đường thành tinh bột bên trong nội nhũ của hạt ngô. Trong khi các giống ngô thông thường được thu hoạch khi hạt đã chín thì ngô ngọt thường được thu hoạch khi bắp chưa chín (ở giai đoạn "sữa"), và thường dùng như một loại rau hơn là ngũ cốc. Quá trình chín của hạt ngô liên quan đến việc chuyển hóa đường thành tinh bột nên ngô ngọt thường được ăn tươi, đóng hộp, đông lạnh.

Công dụng

Giàu caloNếu trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc bạn đang cần tăng cân gấp, hãy đưa ngô ngọt vào chế độ ăn uống thường ngày. 100gr ngô ngọt sẽ cung cấp khoảng 342 calo. Bên cạnh đó, ngô ngọt cũng cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho sức khỏe của bạn.

Phòng ngừa bệnh trĩ và ung thưNgô ngọt là loại thực phẩm giàu chất xơ, vì vậy nó rất có lợi cho tiêu hóa. Bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng đến chứng táo bón hay bệnh trĩ nếu thường xuyên ăn ngô ngọt. Hơn nữa, nguy cơ ung thư cũng được giảm đáng kể. 

Nguồn vitamin dồi dàoThiamine và niacin – những thành phần chính của vitamin B – có rất nhiều trong ngô ngọt. Chúng giúp cải thiện hệ thần kinh và giảm các triệu chứng về trí nhớ do tuổi tác gây nên. Ngoài ra, lượng vitamin A có trong loại ngũ cốc này cũng có tác dụng tăng cường sức khỏe thị giác và làm đẹp da. 

Giàu khoáng chấtNgô ngọt chứa rất nhiều loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể, như sắt, kẽm, đồng, mangan v.v.  Đặc biệt khoáng vi lượng selenium có trong ngô ngọt cũng có tác dụng ngăn ngừa các bệnh ung thư, bệnh tim mạch và các chứng viêm nhiễm khác. 

Chất chống oxy hóaCác nhà nghiên cứu gần đây đã chứng minh ngô ngọt rất giàu chất chống oxy hóa, bảo vệ hàng tỷ tế bào trong cơ thể khỏi các gốc tự do, giúp phòng chống ung thư. Đối với những người đang mắc bệnh ung thư vú, các hợp chất phenolic chống oxy hóa là axit ferulic trong ngô còn giúp giảm kích cỡ của khối u. 

Bảo vệ timBạn còn có thể sử dụng dầu ngô trong nấu nướng để tăng cường sức khỏe cho tim. Dầu ngô giúp ngăn ngừa các nguy cơ tắc nghẽn động mạch, do đó nguy cơ bị đau tim hay đột quỵ cũng được giảm thiểu đáng kể. Hợp chất phenolic trong ngô còn có tác dụng giảm triệu chứng tăng huyết áp.

Cải thiện tình trạng thiếu máuVitamin B12 và axit folic cao trong ngô ngọt rất có lợi để cải thiện tình trạng thiếu máu. Quan trọng hơn, lượng sắt có trong ngô cũng là một khoáng chất cần thiết để tạo tế bào hồng cầu mới. 

Giảm mức cholesterolMột vài thành phần trong ngô ngọt cho thấy có thể làm giảm lượng cholesterol một cách hữu hiệu. Đặc biệt, dầu ngô cũng có tác dụng cân bằng mức cholesterol trong cơ thể. 

Giảm đau khớp, xươngLượng magie, sắt, vitamin B và protein mà ngô ngọt cung cấp cho cơ thể sẽ giúp tăng cường các mô liên kết trong cơ thể. Bởi vậy, một bát ngô ngọt luộc nên được thêm vào khẩu phần ăn đối với những người mắc chứng đau khớp.

Tác dụng tốt cho bệnh nhân AlzheimerMột trong những lý do dẫn đến mắc bệnh Alzheimer là do thiếu Thymine. Lời khuyên cho các bệnh nhân Alzheimer đó là nên dùng ngô ngọt hàng ngày như một món ăn chính. 

Cách chọn

Phải chọn những bắp ngô tươi (mới bẻ ngay và luôn thì càng tốt) có áo bắp màu xanh tươi, chú ý cuống không được thâm hay héo ( vì như thế tinh bột trong ngô chưa bị chuyển hóa nên sẽ có được vị ngọt tự nhiên hơn).

Chọn những bắp có hạt mẩy, đều, bóng. Đặc biệt không nên chọn bắp quá to, nên chọn những bắp thon dài.

Mặc dù những người thích ăn ngô thường chọn những giống ngô mình thích, nhưng thực tế điều quan trọng hơn đó là ngô còn tươi. Màu sắc cũng không quan trọng lắm. Chỉ cần tránh những bắp ngô có phần lá và râu bị khô ở chỗ gần với lõi. Nếu chọc vào hạt ngô, nhựa trăng trắng phải chảy ra mới là ngô tươi. Để chọn được ngô tươi ngon nhất, tránh chọn những bắp đã bẻ quá một ngày.

Bảo quản

Bảo quản ngô trong hộp đậy kín nắp hoặc trong túi nhựa kín để tủ lạnh nếu bạn chưa có ý định sử dụng bắp ngô trong ngày bạn mua. Không nên lột vỏ ngoài của ngô vì lớp vỏ này có tác dụng bảo vệ mùi của ngô.

Lưu ý khi sử dụng

Ngô được coi là loại thực phẩm an toàn. Tuy nhiên, việc ăn ngô có thể trở thành mối lo ngại với một số người, đặc biệt với những người coi ngô là một loại lương thực chủ yếu. Những đối tượng không nên ăn ngô:

 Người mắc bệnh đường tiêu hóa: Đối tượng này khi ăn quá nhiều chất xơ sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày, ngô cũng là thực phẩm chứa nhiều chất xơ, do đó tốt nhất nên kiêng khi bạn đang mắc bệnh đường tiêu hóa.

Những người bị xơ gan, viêm loét dạ dày, giãn tĩnh mạch thực quản khi ăn ngô có thể bị giãn nứt tĩnh mạch, chảy máu dạ dày. Nguyên nhân là do ngô là lương thực thô, rất nhạy cảm với đối tượng người bị bệnh liên quan đến tiêu hóa nói chung.

Bệnh nhân viêm đại tràng: Ngô là thực phẩm khó tiêu hóa, khi ăn vào có thể gây tổn thương hơn nữa cho các vết loét đại tràng. Ngô cũng rất giàu cellulose, khi người viêm đại tràng ăn ngô sẽ khiến thành ruột bị cọ xát. Do đó, tốt nhất bệnh nhân viêm đại tràng không nên ăn loại thực phẩm này để bệnh nhanh chóng phục hồi.

Bệnh nhân tiểu đường: Ngô chứa hàm lượng tinh bột cao, carbohydrate trong ngô có thể nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu, do đó không tốt cho người bị bệnh tiểu đường. Nói như vậy không có nghĩa là bệnh nhân tiểu đường bị cấm ăn ngô mà nên hạn chế. Nếu ăn thì bạn cần kết hợp với thực phẩm chứa protein hoặc chất béo.

Người già và trẻ nhỏ: Chức năng tiêu hóa của người già đã suy yếu, còn với trẻ nhỏ lại chưa hình thành đầy đủ nên việc ăn ngô có thể tạo áp lực cho dạ dày vì chứa lượng chất xơ lớn. Do đó người già và trẻ nhỏ cũng cần hạn chế ăn ngô. Ngô là lương thực thô nên cũng rất nghèo các chất dinh dưỡng, không thực sự phù hợp cho người già và trẻ nhỏ.

Vậy ăn bao nhiêu ngô là đủ?
Đối với ngô, khẩu phần cho một người lớn, khỏe mạnh ăn mỗi ngày là nửa cốc, tương đương với một bắp ngô bình thường, quy ra riêng hạt ngô là khoảng 1 lạng. Đối với những người đang có bệnh hoặc gặp bất cứ phản ứng phụ nào sau khi ăn ngô cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi định sử dụng mõn ngũ cốc này thường xuyên.