Phô mai

Giá trị dinh dưỡng

Pho mát hay phô mai (từ tiếng Pháp fromage) là thực phẩm làm bằng cách kết đông và lên men sữa của bò, dê, cừu, hoặc tuy hiếm hơn, từ sữa thú vật khác. Có thể kết đông sữa tạo thành pho mát sau khi axít hóa sữa bằng cách cấy vi khuẩn rồi thêm vào enzyme rennet (hay những enzyme thay thế).[1] Loại vi khuẩn và cách xử lý phần sữa kết tủa có vai trò chính nhằm làm thay đổi độ chắc và hương vị khiến mỗi loại pho mát có đặc trưng riêng. Một số pho mát cũng có mốc, hoặc ở trên vỏ hay ở toàn bộ miếng pho mát thành phẩm.

Từ Latinh caseus là nguồn của tên queso trong tiếng Tây Ban Nha, queijo trong tiếng Bồ Đào Nha, keju trong tiếng Mã Lai (mượn từ tiếng Bồ Đào Nha), caş từ tiếng Romana, và cacio trong tiếng Ý.[2] Hình như caseus cũng là nguồn gốc của tên trong nhiều ngôn ngữ gốc Đức, cũng như tên protein casein. Hình thức sớm nhất có lẽ là gốc từ *kwat- trong ngôn ngữ tiền hệ Ấn-Âu, có nghĩa là "làm men, làm chua".

Khi người La Mã cổ bắt đầu làm pho mát cứng để những quân lính mang theo, người ta bắt đầu dùng tên mới: formaticum, từ caseus formatus, tức là "pho mát định hình". Từ thuật ngữ này có fromage trong tiếng Pháp, "pho mát" trong tiếng Việt (mượn từ tiếng Pháp), formaggio trong tiếng Ý, formatge trong tiếng Catalan, fourmaj trong tiếng Breton, và furmo trong tiếng Oc.

Trong tiếng Anh, từ hiện đại cheese dẫn xuất từ chese trong tiếng Anh trung cổ, và cīese hay cēse trong tiếng Anh cổ. Có những tên tương tự trong nhóm ngôn ngữ Tây Đức: tsiis trong tiếng Frysk, kaas trong tiếng Hà Lan, Käse trong tiếng Đức, và chāsi trong tiếng Đức chuẩn cổ. Các tên này có lẽ bắt nguồn từ gốc Tây Đức *kasjus, nó được mượn từ Latinh.

Công dụng

1. Phô mai là nguồn protein thay thế thịt tuyệt vời:

 Nhiều người tìm cách giảm mức tiêu thụ các loại thịt, thì phô mai có thể là thực phẩm thay thế thịt giá trị bởi nó chứa nguồn protein hoàn hảo giúp tăng cơ nhanh chóng và casein - loại protein giúp dễ tiêu hóa. Phô mai không chứa đường nên với những trẻ không dung nạp đường lactose trong sữa thì phô mai cũng là sản phẩm thay thế rất tốt.

2. Phô mai chứa nhiều canxi và khoáng chất:

Phô mai chứa lượng canxi cao (gấp 6 lần trong sữa) và vitamin D (giúp cơ thể hấp thụ canxi), cùng với acid folic, kẽm, phốt pho và vitamin A, B2, B12, và K2. Thực tế thú vị là nếu canxi, vitamin K2 và D3 đặc biệt tốt trong việc bảo vệ xương, não và tim thì phô mai là loại thực phẩm chứa cả 3 chất này.

3. Phô mai có ít muối hơn các loại thực phẩm khác:

Các loại thức ăn nhanh thường chứa rất nhiều muối nhưng phô mai lại chứa ít muối hơn. Nếu bạn đang đặc biệt lo lắng về lượng muối trong cơ thể, hãy thử bổ sung các loại phô mai vào thực đơn của mình thay cho các thức ăn nhiều muối khác.

4. Phô mai chứa chất béo tự nhiên:

Nhiều người nghĩ rằng các chất béo trong phô mai sẽ làm tăng cân nhưng thực tế cho thấy ba trong số các nước “ngốn” lượng phô mai nhiều nhất thế giới là Pháp, Ý và Hy Lạp - có tỷ lệ bệnh nhân béo phì và bệnh tim mạch thấp hơn. Cơ thể chúng ta cần chất béo - không quá nhiều nhưng cần thiết. Chất béo đem lại năng lượng và quan trọng đối với mái tóc, làn da, thúc đẩy chức năng tế bào khỏe mạnh, và duy trì nhiệt độ cơ thể… Các chất béo tìm thấy trong phô mai là chất béo tự nhiên có chất lượng cao, cùng với axit béo, omega-3. Protein trong phô mai cũng làm chậm sự hấp thu năng lượng trong bữa ăn.

5. Phô mai tốt cho răng:

Canxi trong phô mai không chỉ tốt cho xương mà còn quan trọng đối với răng. Sự kết hợp của casein (một loại protein), phốt pho và canxi trong phô mai có thể thay thế các khoáng chất bị mất trong răng. Không dừng lại ở đó, một lượng nhỏ phô mai sau bữa ăn giúp trung hòa axit trong miệng và kích thích tiết nước bọt, giúp giảm các vấn đề về răng miệng.

6. Phô mai có đầy đủ các vi khuẩn tốt:

Trong sản xuất phô mai tùy thuộc loại sản phẩm mà các nhà sản xuất có thể sử dụng một loài hay một tổ hợp nhiều loài vi sinh vật khác nhau, chẳng hạn khuẩn lactic, khuẩn propionic… Hàng triệu vi khuẩn tự nhiên trong phô mai, có thể giúp ngăn ngừa huyết áp cao và cholesterol. Nó cũng có tác động tích cực giải quyết một loạt các vấn đề về tiêu hóa như IBS, tiêu chảy do nhiễm trùng, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng và thậm chí cả ung thư ruột kết.

7. Phô mai làm cho bạn hạnh phúc!

Phô mai có chứa một acid amin được gọi là tyrosine, là nguyên liệu nền cho một số chất dẫn truyền thần kinh trong não, giúp cho quá trình truyền thông tin liên lạc giữa các tế bào thần kinh. Các chất béo trong phô mai cũng khuyến khích não sản xuất dopamine. Trong não bộ, chất dopamine rất hiếm và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất dopamine trong não ở những người đang yêu cao hơn ở những người bình thường. Việc gia tăng dopamine có thể mang đến cho bạn cảm giác vui vẻ và hứng thú.

Cách chọn

Kinh nghiệm chọn lựa phô mai thường được dựa trên kinh nghiệm cá nhân của mỗi sở thích nhu cầu ăn uống khác nhau . tuy nhiên hãy lưu ý 1 số điều chú ý dưới đây.

- Đọc kĩ thông tin sản phẩm trước khi mua

- Hãy chọn riêng loại phô mai gia đình ưa thích đừng cố thay đổi khẩu vị

- Kiểm tra hạn sử dụng của phô mai

- Không nên mua các loại phô mai không có thương hiệu rõ ràng.

- Nếu có thể bạn thử học cách chế biến phô mai ngay tại nhà, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh vừa không chứa chất bảo quản.

Bảo quản

- Với phô mai tươi, nên bọc chúng vào các túi hút chân không. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có sẵn túi hút chân không. Vì vậy có thể thay thế bằng giấy nến hoặc túi nhựa dày.
- Phô mai mềm rất dễ bị hỏng. Do đó nên bọc cẩn thận, không chừa một kẽ hở nào.
- Khi để trong tủ lạnh phải đặt xách xa các thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi..vì phô mai hấp thụ mùi rất mạnh
- Lưu ý đặt ở khu vực ít lạnh nhất. Nếu không có tủ lạnh, hãy bọc thêm một lớp giấy nến và đặt ở nơi thoáng mát

Lưu ý khi sử dụng

- Chỉ ăn Phô mai không sẽ không đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Vì thế, nên cho con ăn Phô mai như một bữa phụ, hoặc kết hợp với các sản phẩm khác như: phết vào bánh mì, trộn vào bột, cháo… để vừa bổ sung thêm năng lượng, vừa có các vitamin, chất khoáng từ nguồn thực phẩm khác trong bát cháo.

- Ăn Phô mai thường khiến bé đầy bụng nên các mẹ hạn chế việc cho bé ăn lúc trước khi đi ngủ. - Khi mẹ mới tập cho bé ăn Phô mai, nên tập cho bé ăn lúc bé đói, sẽ dễ dàng hơn.

- Giúp bé 'mê' Phô mai hơn, nếu cho Phô mai vào bột/cháo của bé hàng ngày, mẹ hãy chọn những thực phẩm phù hợp như: khoai tây, cà rốt, thịt bò, gà, tôm. Không nên cho Phô mai nấu chung với thực phẩm như: cua, lươn, rau mồng tơi, rau dền.

- Lượng đạm trong Phô mai rất cao. Nếu nấu Phô mai chung với thịt, cá, trứng, mẹ cần điều chỉnh lượng phù hợp tùy với thể trạng từng bé (tránh trường hợp bị nhiều đạm, thừa đạm). Lúc nào bé không chịu ăn thịt, cá, mẹ chỉ cần cho bé ăn 2 viên Phô mai là đủ chất.

- Phô mai có thể được dự trữ trong ngăn mát của tủ lạnh. Không nên dùng túi nilon để bọc những viên phômai đang ăn dở vì chất béo trong phômai có thể dính vào những hóa chất độc hại có trong túi nilon.