Quả gấc

Giá trị dinh dưỡng

Gấc là loài cây thân thảo dây leo thuộc chi Mướp đắng. Đây là một loại cây đơn tính khác gốc, tức là có cây cái và cây đực riêng biệt. Cây gấc leo khỏe, chiều dài có thể mọc đến 15 mét. Thân dây có tiết diện góc. Lá gấc nhẵn, thùy hình chân vịt phân ra từ 3 đến 5 dẻ, dài 8-18 cm. Hoa có hai loại: hoa cái và hoa đực. Cả hai có cánh hoa sắc vàng nhạt. Quả hình tròn, màu lá cây, khi chín chuyển sang màu đỏ cam, đường kính 15–20 cm. Vỏ gấc có gai rậm. Bổ ra mỗi quả thường có sáu múi. Thịt gấc màu đỏ cam. Hạt gấc màu nâu thẫm, hình dẹp, có khía. Gấc trổ hoa mùa hè sang mùa thu, đến mùa đông mới chín. Mỗi năm gấc chỉ thu hoạch được một mùa. Do vụ thu hoạch tương đối ngắn (vào khoảng tháng 12 hay tháng 1), nên gấc ít phổ biến hơn các loại quả khác.

Công dụng

Chống ung thư: Lycopen có nhiều trong trái cây có màu đỏ như cà chua, đu đủ, càrốt, ổi ruột đỏ... Đặc biệt hàm lượng lycopen trong gấc cao gấp 70 lần so với cà chua. Nhiều nghiên cứu dịch tễ học của Mỹ về tác dụng của lycopen cho thấy ở những vùng người dân ăn nhiều loại trái có chứa lycopen thì tỷ lệ ung thư ống tiêu hóa (dạ dày, trực tràng, kết tràng…) thấp hơn những vùng người dân ăn ít hoặc không ăn. Tỷ lệ chết vì ung thư cũng giảm tới 50%. Món xôi gấc cũng khá phổ biến và dễ làm. Thay vì không có thời gian làm dầu gấc bạn có thể làm xôi gấc cho cả nhà mình.

Chữa bệnh trĩ: Bạn có thể dùng hạt gấc giã nát, thêm một ít giấm thanh, gói bằng vải, đắp vào hậu môn để suốt đêm. Mỗi đêm đắp thuốc một lần.

Chống lão hóa da: Theo như một nghiên cứu đăng trên báo Công ngệ sinh học năm 2002, các nhà khoa học Nhật Bản đã dùng phương pháp sắc ký lỏng cao áp phân tích và đo lượng carotenoid trong gấc, gồm beta-caroten, lycopen, zeaxanthin và beta-cryptoxanthin. Kết quả cho thấy rằng trong màng đỏ quả gấc lượng lycopen nhiều hơn gấp 10 lần các loại rau quả khác có chứa lycopen. Đây là một chất chống oxy hóa, chống lão hóa rất mạnh mà cơ thể không tự tổng hợp được. Lycopen giúp làm đẹp da, trắng hồng và ngăn ngừa hình thành các vết nám.

Bổ sung Vitamin: Trong dầu gấc chứa khá nhiều hàm lượng Beta carotene. Là tiền sinh tố của Vitamin A. Chất này khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A, loại vitamin tuyệt vời đối với mắt. Nếu mỏi mắt, nhức mắt… nên bổ sung dầu gấc thường xuyên để có một thị lực tốt hơn. - Quả gấc có rất nhiều dưỡng chất và vitamin tốt cho cơ thể. Các hãng dược phẩm lớn ví trái gấc là loại quả đến từ thiên đường và là thần dược cho sức khỏe. Vì vậy, nên ăn loại quả này thường xuyên. Gấc là một loại quả quen thuộc và được trồng khắp nước ta, nhiều người chỉ biết đến công dụng của gấc qua món ăn đó là xôi gấc được dùng trong những ngày lễ tết. Tuy nhiên, tác dụng của gấc với sức khỏe con người thì ít ai biết rõ. Các hãng dược phẩm lớn của Mỹ ví trái gấc là loại quả đến từ thiên đường và là thần dược cho sức khỏe.

Giảm Cholesterol: Gấc được xem là loại thực phẩm tốt cho những người thừa cholesterol trong máu. Nếu sử dụng gấc thường xuyên và liên tục, bạn và gia đình sẽ giảm được lượng cholesterol không mong muốn, làm bền thành mạch, chống xơ vữa động mạch, từ đó chống tai biến, mang lại cho bạn hệ tuần hoàn khỏe mạnh, tốt cho tim, chống các bệnh tim mạch, tai biến, tăng cường tuổi thọ.

Tốt cho sức khỏe tình dục: Beta carotene (tiền chất của vitamin A) trong dầu gấc rất tốt cho sức khỏe tình dục vì vitamin A có tác dụng đặc biệt trong việc thúc đẩy quá trình cấu thành nên các phân tử protein nuôi dưỡng cơ thể. Thiếu vitamin A gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của các tổ chức tế bào sinh dục trong việc sản sinh tinh trùng và trứng cũng như làm thay đổi cấu trúc của các bộ phận sinh dục như: ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt, tử cung, buồng trứng…

Ổn định hệ thần kinh: Gấc giàu selen, khoáng chất và các vitamin, đây là những chất có ích trong việc ổn định hệ thần kinh và có tác dụng chống lại các biểu hiện của bệnh trầm cảm, một loại bệnh đang gia tăng nhiều ở trẻ nhỏ và những người chịu nhiều áp lực cuộc sống hiện nay.

Tăng cường thị lực và làm đẹp da: Gấc có chứa nhiều vitamin A nên rất tốt cho mắt, giúp làm sáng mắt và chữa một số bệnh liên quan tới mắt. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định gấc và dầu gấc được xem là thực phẩm hàng đầu trong việc làm da mịn màng, trắng hồng bởi thành phần của gấc và dầu gấc bao gồm β-Caroten (tiền vitamin A) cao gấp 1,8 lần so với dầu gan cá thu, 15 lần so với cà rốt, là β-caroten thiên nhiên thuần tuý nên có tác dụng chống lão hoá mạnh nhất đồng thời bổ sung nguồn vitamin A giúp duy trì một làn da khỏe mạnh, mềm mại và và mịn màng, tăng độ đàn hồi và độ ẩm cho da.

Có thể dùng thay thế mật gấu: Trong y học cổ truyền Việt Nam hạt gấc được coi là một dược liệu có thể thay thế cho mật gấu để điều trị các trường hợp chấn thương, sưng đau, bệnh quai bị.

Cách chọn

Kinh nghiệm khi chọn gấc là chọn những quả có dáng tròn đều, gai nở đều, vỏ ngoài màu đỏ cam và cầm phải nặng tay. Đặc biệt chú ý đừng nên tiếc giá rẻ mà mua những quả gấc đã bị vỡ hoặc dập nhé. Bởi vì quả gấc hơi đặc biệt một chút, nếu quả còn nguyên thì có thể để được rất lâu, thậm chí sau khi mua về có thể để được đến cả tháng, nhưng nếu đã bị vỡ hoặc dập thì không khí sẽ xâm nhập vào được trong ruột gấc, để qua một hoặc hai ngày là chỉ có vứt đi.

Bảo quản

Bạn lấy ruột gấc rồi bóp với 1/2 - 1 chén rượu trắng, một ít dầu ăn. Sau đó bỏ hạt cho vào hộp. Bạn nên chia vào các hộp nhỏ với liều lượng đủ dùng cho mỗi lần đồ. Sau đó cất vào ngăn đá của tủ lạnh hoặc tủ đông. Khi nào muốn ăn thì bạn mang ra để rã đông tự nhiên.

Lưu ý khi sử dụng

Mới đây, khoa dược đại học Y dược TP.HCM đã có một nghiên cứu khoa học về thành phần dược tính của cao lỏng hạt gấc, trong đó xác định độc tính cấp LD50 (liều dùng hạt gấc khi cho chuột uống sẽ làm 50% bị chết), rất quan trọng để người bệnh và thầy thuốc lưu tâm khi sử dụng hạt gấc làm thuốc. Theo đó, dùng dưới liều 20g/kg không làm chuột chết, còn dùng trên 180g/kg tất cả chuột đều chết. LD50 tính bằng phương pháp Behrens và Karber là 92,27g bột hạt gấc/kg.

Kết quả nghiên cứu tuy chưa thật sự toàn diện nhưng đã chứng minh nhận định hạt gấc có độc trong các sách thuốc đông y là có cơ sở. Mà đã có độc tính thì không thể muốn dùng bao nhiêu cũng được. Dùng bôi ngoài, liều lượng chỉ nên 2–4g/ngày, khi dùng phải nướng chín hạt. Mọi người cần tránh sử dụng hạt gấc làm thuốc dùng trong qua đường uống một cách bừa bãi, chưa có sự tư vấn của thầy thuốc, vì có thể ngộ độc