Quế

Giá trị dinh dưỡng

Quế là phần thu được từ lớp vỏ thân cành của một số loài thực vật thuộc chi Cinnamomum, có vị cay, mùi thơm được dùng để để làm thuốc và gia vị trong chế biến thực phẩm. Trong khi quế quan đôi khi được xem là "quế thực sự", hầu hết các loại quế thương mại quốc tế đều có xuất xứ từ các loài họ hàng, chúng được xem là "cassia" để phân biệt với "quế thực sự

Công dụng

Dùng làm gia vị trong các món ăn hàng ngày: Nấu phở, chả quế, chạo quế, bò nướng quế hồi, bánh quy hương quế, sườn nướng quế hồi...

Chống đông máu: Cinnamaldehyde, thành phần chính trong tinh dầu quế có thể ngăn ngừa đông máu. Quế thực hiện điều này thông qua ức chế việc sản sinh acid béo gọi là arachidonic từ màng tiểu huyết cầu và giảm sự hình thành thromboxane A2, chất hỗ trợ đông máu.

Là một chất kháng sinh tự nhiên: Tác dụng ức chế sản sinh acid arachidonic cũng khiến quế trở thành một chất kháng viêm tự nhiên.

Chống vi khuẩn: Tinh dầu quế đã được chứng minh là có khả năng ngăn chặn sự phát triển của nhiều loại nấm và vi khuẩn. Đặc tính kháng khuẩn này hiệu quả đến nỗi những nghiên cứu gần đây cho thấy quế có thể được sử dụng để bảo quản thức ăn.

Kiểm soát đường huyết: Quế có khả năng chống oxy hóa mạnh, đồng thời cũng có thể giúp điều hòa đường huyết nhờ khả năng giúp cơ thể kiểm soát cảm giác đói và cải thiện mức độ nhạy cảm của hormone insulin ở những người tiểu đường tuýp 2.

Tăng cường chức năng não: Ngửi mùi hương quế có thế giúp đẩy mạnh hoạt động não. Quế giúp tăng cường khả năng nhận thức của những người tham gia vào nghiên cứu với các hoạt động:

- Các nhiệm vụ đòi hỏi quá trình tập trung

- Nhận diện và ghi nhớ

-  Sử dụng trí nhớ ngắn hạn hay trí nhớ làm việc.

- Vận động của thị giác khi làm việc với chương trình máy tính.

Cải thiện sức khỏe ruột kết và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tim: Quế là nguồn cung cấp chất xơ, canxi và những khoáng chất cần thiết khoáng chẳng hạn như mangan. Canxi cùng với chất xơ giúp loại bỏ muối mật ra khỏi cơ thể, nhờ đó bảo vệ và giảm nguy cơ ung thư ruột kết.

Ngoài ra, quế còn làm giảm nồng độ cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh tim.

Chất xơ có trong quế cũng rất hiệu quả đối với táo bón và tiêu chảy.

Chữa cảm: Tác dụng làm ấm Từ lâu, quế đã được sử dụng trong y học truyền thống nhờ các tác dụng làm ấm của nó, đặc biệt khi bị cảm lạnh hay cảm cúm.

Cách chọn

Cách 1 : Dựa vào tuổi thọ của cây quế:

Một cây quế có chất lượng vỏ tốt thì đồng nghĩa với vỏ quế lâu năm. Chính vì cây quế lâu năm sẽ có lượng tinh dầu nhiều .

Cách 2 : Gọt vỏ trực tiếp.

Dùng dao gọt ngang ống quế . Đơn giản vậy thôi bạn có thể thực hiên ngay khi có một vỏ quế trên tay . Nếu là quế có hàm lượng tinh dầu quế cao thì trên bề mặt lớp vừa gọt sẽ nhìn rõ vệt dầu tràn lên và ngược lại một vỏ quế chất lượng kém thì nhìn rất mờ thậm chí không nhìn thấy gì .Vậy vệt dầu càng nhiều điều đó là một dấu hiệu tốt cho lựa chon người tiêu dùng . Đây là cách mà bà con tại địa phương dùng để tìm cây có nhiều tinh dầu quế nhất. Vỏ cây quế nhiều tinh dầu có thớ thịt khá dày.

Cách 3 : Dựa vào mùi hương.

Một vỏ quế tốt sẽ có hương thơm đặc trưng của quế .Rất thơm nhưng không phải thơm nồng khiến bạn phải đau đầu .

Bảo quản

Bảo quản nơi khô thoáng, tránh độ ẩm.

Có thể phơi khô quế để bảo quản lâu hơn.

Nên để quế trong bao bì kín hoặc hộp có nắp đậy.

Lưu ý khi sử dụng

Không bao giờ được bôi trực tiếp tinh dầu quế trực tiếp lên da. Một lượng nhỏ tinh dầu quế pha loãng có thể được sử dụng để tắm hoặc thư giãn. Hỗn hợp này có thể chống nhiễm trùng tốt nhưng nếu sử dụng riêng tinh dầu quế thì có thể nhanh chóng gây ra tình trạng bỏng và kích ứng da khi tiếp xúc. Trong một số trường hợp có thể còn gây ra dị ứng dẫn đến lở loét da.

- Kích ứng dạ dày: Những người có bệnh ở dạ dày và hệ thống tiêu hóa như viêm loét dạ dày hoặc hội chứng ruột kích thích thì nên cẩn thận khi ăn quế. Nếu bổ sung với số lượng mỗi ngày (hơn 1/2 muỗng cà phê) có thể làm cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương và gây khó chịu trong ruột.

- Tăng nhịp tim: Tiêu thụ nhiều quế có thể làm tăng nhịp tim do nó thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể. Điều này lại có thể gây hại cho những người mắc bệnh tim vì có thể khiến tim phải làm việc quá sức. Ở trẻ em, tăng nhịp tim cũng có thể liên quan tới ngộ độc dầu quế. Loãng máu Một trong những tác dụng của quế là chống đông máu, chính vì vậy mà ăn nhiều quế có thể gây ra tình trạng loãng máu. Tác dụng phụ này càn tăng nếu bạn đang các loại thuốc làm loãng máu. Trong một số trường hợp, sử dụng quế với liều lượng cao được khuyến cáo là không nên, ví dụ như: trước khi phẫu thuật, trong khi hành kinh, hoặc trong bất kỳ tình huống nào bị chảy máu.

- Không tốt cho thận và gan:   Vì quế có chứa coumarin – một chất làm tan máu nên có thể gây ngộ độc cho thận, gan nếu được dùng với liều cao. Chính vì vậy, những người có vấn đề về thận, gan hoặc đang dùng các loại thuốc điều trị bệnh có liên quan đến đến thận, gan thì nên hạn chế sử dụng loại gia vị này.

- Tác động với thuốc kháng sinh: Quế cũng là một loại kháng sinh mạnh mẽ, nhưng nếu bạn đang dùng bất kì một loại thuốc kháng sinh nào khác thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng quế. Bởi vì, nếu bạn đang uống thuốc kháng sinh mà dùng quế thì nó có thể thay đổi tác dụng của thuốc kháng sinh theo toa mà bác sĩ đã kê

Không dùng quế cho trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Không dùng lượng lớn bột quế. Bột quế bay vào mũi sẽ gây nghạt thở, viêm và bỏng đường hô hấp. Có trường hợp phải nhập viện nhiều ngày sau khi hít phải bột quế.