Rau cần

Giá trị dinh dưỡng

Theo Đông y, rau cần ta có tính bình, giúp bổ máu, hạ huyết áp, tốt cho hệ tiêu hóa. Thành phần dinh dưỡng của rau cần có vitamin P, C, albumin, đường, canxi, phốt pho, sắt, axit hữu cơ và nhiều khoáng chất khác.

Công dụng

Hạ huyết áp: Người bệnh có thể dùng bằng cách nấu ăn đơn thuần và cũng có thể dùng nấu cháo rau cần ăn 1 tuần 2 - 3 bữa trong một thời gian huyết áp sẽ ổn định hơn. Mặt khác, đối với người muốn giảm béo cũng có thể dùng rau cần thường xuyên giúp tăng chất xơ, giảm lượng mỡ dư thừa trong cơ thể.

Giúp giải độc cơ thể: Hàm lượng albumin có trong rau cần là một chất rất ít trong các loại rau khác giúp giải độc cơ thể, chống tiêu khát, đặc biệt là ngộ độc kim loại nặng. Trong những trường hợp này bạn có thể dùng nước ép rau cần cả rễ sẽ có tác dụng.

Cải thiện chứng thiếu máu: Lượng chất sắt, phốt pho có trong rau cần tương đối nhiều giúp cho những người chứng thiếu máu cải thiện được bệnh tật. Bạn có thể dùng rau cần ta xào với thịt bò càng có tác dụng hơn.

Đái tháo đường: Rau cần nước 500g, rửa sạch, vò nát, ép lấy nước, chia uống 2 lần trong ngày. Có thể dùng nước sôi chần qua rồi vớt ra thái khúc trộn gia vị ăn thường xuyên. Viêm gan mạn tính, tiểu tiện ra máuRau cần nước tươi 200g rửa sạch, vò nát, ép lấy nước, chế thêm 50ml mật ong, chia uống 2 lần trong ngày, dùng liên tục trong nhiều ngày.

Máu nhiễm mỡ: Lấy 10 cây rau cần giã nát với 10 trái táo tàu, vắt lấy nước, đun sôi chia uống 2 lần trong ngày, uống khoảng 15 – 20 ngày cho một đợt điều trị.

Viêm gan mãn tính: Lấy 200g rau cần giã nát, vắt lấy nước cốt, pha thêm với 50g mật ong, ngày uống 2 lần liên tục trong một thời gian dài.

Viêm khớp tay và chân: Bệnh thần kinh do phong thấp Dùng rau cần tươi ép lấy nước cho thêm một ít đường trắng vừa đủ, rồi đun sôi lấy nước uống trong ngày.

Mất ngủ: Rễ rau cần 90g, toan táo nhân 9g, sắc uống hàng ngày.

Đau bụng sau khi đẻ: Rau cần nước 60g, nấu chín chế thêm đường đỏ và một chút rượu mùi, uống lúc đói bụng.

Viêm phế quản: Rễ rau cần 100g, vỏ quýt 9g, đường 30g. Cho đường vào nồi thắng rồi cho các vị thuốc đã sấy khô sao hơi cháy vào sắc với nước uống trong ngày. Ho lâu ngàyRau cần nước để cả rễ 500g, rửa sạch vò nát, ép lấy nước, cho thêm một chút muối, đem hấp cách thủy rồi uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần một chén, dùng liên tục vài ngày.

Kinh nguyệt có sớm: Rau cần tươi 100g (rau khô thì khoảng 30g) đem nấu nước uống. Ngày một liều, liên tục trong 1 – 2 tháng.

Bị mưng nhọt do nhiệt độc: Rau cần tươi 50 – 100g, bồ công anh, bại tương thảo lượng vừa đủ cùng giã nát đắp vào chỗ đau.

Khó đi tiểu: Dùng rau cần tươi từ 50 – 100g đem luộc lấy nước uống.

Lưu ý khi sử dụng

Những người tuyệt đối không nên ăn rau cần:

Những người có bệnh vảy nến thì không nên dùng rau cần; còn người có tỳ vị hư nên ăn ít rau cần: Tuy nhiên, người mắc chứng ngứa hoặc bị bệnh vẩy nên thì không nên dùng nhiều rau cần, bởi nó chứa arachidon là chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy khiến bệnh lâu khỏi hơn. Hoặc nếu thấy diễn biến bệnh ngày càng xấu đi hay xuất hiện những biểu hiện bất thường, cần phải đi thăm khám tại các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa để đề phòng những tai biến có thể xảy ra.

Người huyết áp thấp: Theo đông y, rau cần có tác dụng bình can, thanh nhiệt, tính hàn nên những người huyết áp thấp không nên ăn rau cần.

Người mắc bệnh về da liễu: Những người có bệnh vảy nến thì không nên dùng rau cần; còn người có tỳ vị hư nên ăn ít rau cần. Tuy nhiên, người mắc chứng ngứa hoặc bị bệnh vẩy nên thì không nên ăn nhiều rau cần, bởi nó chứa arachidon là chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy khiến bệnh lâu khỏi hơn.

Người hay bị ngộ độc: Người có hệ tiêu hóa kém không nên ăn rau cần trong trường hợp có nghi ngờ về khu vực canh tác không đảm bảo.

Người bị nhiễm giun sán: Rau cần và các loại rau trồng dưới nước dễ bị nhiễm loài sán lá ruột. Từ người bệnh, trứng sán theo phân ra ngoài, phát triển trong nước ngọt ao hồ, đồng ruộng. Từ 3 - 7 tuần, ấu trùng lông phát triển hoàn chỉnh trong trứng và thoát ra, xâm nhập vào một số loài ốc và chuyển thành bào ấu.