Rau chân vịt

Giá trị dinh dưỡng

Rau chân vịt, hay còn gọi là cải bó xôi hay rau bina, là một loại rất dễ trồng và lớn nhanh. Thời gian để thu hoạch rau chân vịt là sau 35 – 50 ngày, tùy thuộc vào từng loại. Rau chân vịt có thể được chế biến thành các món xào, canh, salad với hương vị thanh mát và nhiều dưỡng chất.

Rau chân vịt chứa nhiều vitamin thiết yếu đối với cơ thể như: A, K, D, E và một loạt các khoáng chất. Ngoài ra, loại rau này là một nguồn axit béo thực vật omega 3 dồi dào.

Công dụng

- Chống ung thư và chống viêm Các nhà nghiên cứu đã xác định được hơn 10 hợp chất flavonoid khác nhau trong rau chân vịt có chức năng như chất chống viêm và chống ung thư. Cũng trong một nghiên cứu gần đây cho biết, ăn rau chân vịt có thể hạn chế được nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt

- Hạn chế béo phì Các khoáng chất trong rau chân vịt giúp kiềm hóa, cân bằng chế độ ăn uống axit cao. Một chế độ ăn uống giàu tính axit có thể gây ra béo phì và các chứng bệnh khác.

- Bảo vệ mắt Các carotenoid được tìm thấy trong rau chân vịt bảo vệ mắt khỏi các bệnh như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

- Chắc xương Một chén rau chân vịt tươi (hoặc 1/6 cốc rau chân vịt nấu chín) chứa hai lần nhu cầu vitamin K hàng ngày của bạn. Vitamin K cùng với canxi và magiê có trong rau chân vịt giúp bạn có hệ xương chắc khỏe.

Lưu ý khi sử dụng

- Rau chân vịt chứa nhiều axit oxalic. Do đó, nếu bạn mắc các bệnh về thận thì không nên ăn quá nhiều rau chân vịt.