Rau mùi

Giá trị dinh dưỡng

Rau mùi hay còn gọi là ngò, ngò rí, hồ tuy, mùi tui, mùi ta, nguyên tuy, hương tuy....là loài cây thân thảo sống thuộc họ Hoa tán (Apiaceae). Rau mùi không chỉ là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, rau mùi còn là một vị thuốc.

Công dụng

Trị sưng viêm: Rau mùi (mùi ta, ngò rí) chứa hai thành phần dưỡng chất quan trọng là cineole và axít linoleic có tác dụng chống viêm nhiễm rất tốt. Do vậy, đối với những ai bị viêm khớp hay thấp khớp thì rau mùi được xem là loại thực phẩm không nên bỏ qua trong các bữa ăn hàng ngày

Giảm cholesterol xấu:  Thường xuyên ăn hoặc uống nước ép rau mùi sẽ giúp giảm thiểu lượng cholesterol xấu trong máu một cách hiệu quả. Đó là nhờ vào các hợp chất thiết yếu có trong cây ngò rí như axit linoleic, axit oleic, axit palmitic, axit stearic và axit ascorbic. Những hợp chất này có tác dụng làm giảm thiểu cholesterol xấu bám vào các thành động mạch và tĩnh mạch, đồng thời tăng lượng cholesterol tốt trong máu, giúp bảo vệ hệ thống tim mạch luôn khỏe mạnh.

Trị tiêu chảy:  Rau mùi chứa dồi dào chất borneol và linalool có tác dụng trợ giúp tiêu hóa, trị các chứng rối loạn tiêu hóa như ăn không tiêu, nôn mửa, kiết lỵ, viêm gan và viêm ruột kết. Ngoài ra, nó cũng rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh tiêu chảy gây ra bởi các loại vi khuẩn và nấm vì các hợp chất cineole, borneol, limonene, alpha pinene và beta phelandrene hiện diện trong rau mùi có tác dụng chống vi khuẩn rất mạnh.

Trị loét miệng:  Nhờ vào hợp chất citronelol có khả năng khử trùng mạnh và các hợp chất chống vi khuẩn khác, việc ăn rau mùi thường xuyên giúp cơ thể chống lại các chứng viêm loét miệng. Bên cạnh đó, rau mùi còn giúp bạn có hơi thở thơm tho hơn.

Trị bệnh thiếu máu:  Thường xuyên ăn rau mùi giúp bổ sung cho cơ thể một lượng lớn các vitamin A, C, B1, B2 và chất sắt, giúp điều trị bệnh thiếu máu một cách an toàn và hiệu quả.

Trị bệnh đậu mùa:  Tinh dầu rau mùi có chứa chất chống ôxy hóa mạnh mẽ, có tác dụng chống vi khuẩn, chống nhiễm trùng và giải độc cho cơ thể. Ngoài ra, sự hiện diện của vitamin C và chất sắt có trong rau mùi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, từ đó giúp phòng ngừa và trị bệnh đậu mùa một cách hiệu quả. Hơn nữa, rau mùi còn có khả năng làm dịu các cơn đau và giúp bênh nhân bị đậu mùa nhanh phục hồi sức khỏe.

Trị rối loạn kinh nguyệt:  Rau mùi đặc biệt tốt cho phụ nữ, nhất là những người bị rối loạn kinh nguyệt. Bằng cách kích thích và làm cân bằng các nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ, rau mùi giúp làm dịu các cơn đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt.

Chăm sóc mắt:  Rau mùi có chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin A, vitamin C và các khoáng chất như phốt pho… giúp ngăn chặn sự lão hóa sớm ở mắt, từ đó giúp phòng ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng và làm dịu căng thẳng cho mắt.

Làm đẹp da:  Rau mùi rất tốt cho da. Bôi hỗn hợp nước ép từ lá rau mùi trộn với bột nghệ lên mặt có thể giúp trị mụn bọc và mụn trứng cá.

Cân bằng đường huyết:  Bên cạnh những lợi ích nói trên, rau mùi còn có tác dụng cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể nhờ vào việc kích thích lượng insulin trong máu tăng nhanh hơn. Ngoài ra, thường xuyên ăn rau mùi còn có thể giúp cơ thể chữa cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, ngạt mũi, suy nhược thần kinh, đau dạ dày và điều trị yếu sinh lý ở nam giới.

Bảo quản

Bước 1: Rau mùi mua về cắt bỏ phần gốc, nhặt bỏ hết lá úa, hỏng.
Bước 2: Ngâm rau mùi: Chuẩn bị một bát nước lạnh, ngâm phần lá vào từ 5-10 phút.
Bước 3: Bỏ nước thừa: Vớt rau mùi ra khỏi bát, cho rau mùi vào một chiếc khăn giấy khô, dùng khăn thấm nhẹ để làm khô rau mùi, không cần khô hẳn nhưng sẽ không có giọt nước lớn nào đọng lại. Nếu còn sót lại giọt nước thì sẽ làm hỏng rau trong quá trình bảo quản.
Bước 4: Để rau mùi đặt lên một khăn giấy ấm nhẹ, sạch. Cẩn thận cuốn rau lại.
Bước 5: Cho rau mùi vào túi ziplog, miết kín miệng tùi hoặc cho vào hộp nhựa kín. Bạn có thể ghi ngày bắt đầu bảo quản lên trên để ghi nhớ hạn sử dụng. Cho túi rau mùi vào trong tủ lạnh để bảo quản từ 1 tuần đến lâu hơn một chút.

Lưu ý khi sử dụng

Rau mùi được sử dụng như một loại gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Việt, vừa ăn sống, vừa có thể sử dụng như gia vị làm tăng chất lượng của món ăn hoặc nấu canh. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng, rau mùi cũng có các tác dụng phụ nguy hiểm như có hại cho gan, không tốt cho phụ nữ mang thai,....

Có hại cho gan:  Rau mùi chứa một số tinh dầu dễ bay hơi kích hoạt các cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều rau mùi, các thành phần trong rau sẽ làm việc ngược lại, tăng bài tiết mật và cuối cùng là làm tổn hại đến gan

Không tốt cho người mắc bệnh dạ dày:  Rau mùi được biết đến là một loại thảo dược chữa các vấn đề về tiêu hóa. Nhưng nếu lạm dụng nó, dạ dày có thể gặp rắc rối, kéo theo các hiện tượng rối loạn tiêu hóa khác nhau. Theo một báo cáo y tế, sử dụng 200ml chiết xuất rau mùi trong vòng 1 tuần liền gây ra các triệu chứng như hình thành khí trong bụng, đau dạ dày, đau bụng, nôn mửa, thậm chí di chuyển không vững.

Không tốt cho phụ nữ mang bầu:  Phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều rau mùi vì có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của các bé. Một số thành phần có trong rau mùi có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tuyến sinh dục phụ nữ, gây nguy hiểm cho phụ nữ có thai và sức khỏe thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ.

Các vấn đề về hô hấp:  Nếu bạn gặp các vấn đề liên quan đến đường hô hấp, lời khuyên từ các bác sĩ là không nên ăn quá nhiều rau mùi. Bởi vì thảo dược này có thể gây ra các vấn đề hô hấp cấp tính và cuối cùng dẫn đến phổi mãn tính như hen suyễn. Đôi khi, do lượng rau mùi được ăn quá nhiều, cổ họng của bạn sẽ bị khô và chặt hơn bình thường.

Không tốt cho nam giới:  Ăn rau mùi thường xuyên sẽ giảm lượng testosterone - hormone sinh dục nam, từ đó khiến khả năng sản xuất tinh trùng cũng yếu đi. Đặc biệt khi sử dụng vào ban đêm sẽ gây ra hạn chế lớn về khả năng tình dục, dẫn đến tình trạng “trên bảo dưới không nghe” ở nam giới.