Rau mùi tây

Giá trị dinh dưỡng

Rau mùi tây hay còn gọi với tên quen thuộc là rau cần tây, rau ngò tây....

Thành phần sử dụng chủ yếu của ray mùi tây là lá của nó. Có 2 loại mùi tây được sử dụng như là cây thuốc: loại lá quăn và loại lá phẳng Italia. Mùi tây lá quăn cũng hay được dùng làm rau trang trí trong món ăn. Giá trị dinh dưỡng của rau mùi tây như sau: 25-30 g lá mùi tây tươi chứa khoảng 70 mg vitamin C, bằng lượng vitamin cần thiết cho người lớn trong một ngày. Lá rau mùi tây còn chứa các vitamin như В1, В2, РР, К, carotin, còn thân củ – protein (khoảng 4%) và trên 7% đường.

Công dụng

Ở Việt Nam, rau mùi tây thường được sử dụng để trang trí lên các đĩa thức ăn. Mùi vị của mùi tây đặc biệt thích hợp với món cá, đặc biệt đây là thực phẩm cung cấp cho cơ thể rất nhiều lợi ích sức khỏe như giúp làm lành vết thương, giữ xương rắn chắc, ngăn ngừa thiếu máu, chữa rối loạn dạ dày,… Cụ thể công dụng của rau mùi tây như sau:

Kháng viêm:  Rau mùi tây có chứa luteolin, flavonoid và vitamin C chống viêm cực tốt. Những chất này sẽ ngăn chặn sự thoái hóa xương và do đó tránh được các bệnh viêm nhiễm như viêm xương khớp, viêm khớp mãn tính.

Giúp ngăn ngừa ung thư:  Vitamin C có trong rau rau mùi tây giúp kháng viêm, tăng cường hấp thu chất sắt và phá hủy các gốc tự do gây ung thư trong cơ thể.

Giúp hệ thống miễn dịch tốt hơn:  Vitamin A và vitamin C có trong mùi tây sẽ giúp hệ thống miễn dịch của bạn khỏe mạnh hơn. Vitamin A giúp hỗ trợ đường ruột, tiết niệu, đường hô hấp và niêm mạc mắt. Ngoài ra, vitamin A giúp các tế bào bạch cầu trong cơ thể tăng sức đề kháng, chống nhiễm trùng. Vitamin C rất hiệu quả trong việc phát triển collagen, chất cần thiết cho cơ thể.

Chữa rối loạn dạ dày:  Rau mùi tây còn dùng để điều trị rối loạn dạ dày hiệu quả. Ăn rau mùi tây cũng giúp bạn làm tăng cảm giác ngon miệng. Vitamin C lại giúp hấp thụ chất sắt trong cơ thể, nó hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu. Vì vậy, rau mùi tây cũng rất hữu ích trong việc làm giảm bệnh thấp khớp.

Giữ cho trái tim khỏe mạnh:  Rau mùi tây giúp thanh lọc máu và làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn

Cho xương rắn chắc:  Rau mùi tây có chứa vitamin K giúp xương của bạn thêm khỏe mạnh, giúp ngăn chặn các cơn đau ở các khớp hay viêm khớp.

Làm lành vết thương: Rau mùi tây là chất chống vi khuẩn tự nhiên. Trong trường hợp có các vết cắt, vết bầm tím hay vết thương, bạn hãy dán một mẩu rau mùi tây lên, nó sẽ làm dịu vết thương và cho bạn cảm giác dễ chịu.

Làm lành nhiễm trùng tai:  Rau mùi tây được biết như một loại thuốc giúp điều trị cho những người bị điếc. Đặc biệt, rau mùi tây còn giúp điều trị nhiễm trùng tai.

Chăm sóc mắt: giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng Rau mùi tây có chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin A, vitamin C và các khoáng chất như phốt pho,… giúp ngăn chặn sự lão hóa sớm ở mắt, từ đó giúp phòng ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng và làm dịu căng thẳng cho mắt.

Kiểm soát lượng đường trong máu:  Rau mùi tây có khả năng chống lại bệnh tiểu đường và kiểm soát lượng đường trong máu. Rau mùi có khả năng kích thích cơ thể tiết ra insulin giúp làm giảm lượng đường trong máu. Sử dụng nước ép rau mùi tây thường xuyên sẽ đạt được hiệu quả bất ngờ.

Ngăn ngừa bệnh thiếu máu:  Thường xuyên ăn rau mùi giúp bổ sung cho cơ thể một lượng lớn các vitamin A, C, B1, B2 và chất sắt, giúp điều trị cũng như ngăn ngừa bệnh thiếu máu một cách an toàn và hiệu quả.

Trị rối loạn kinh nguyệt:  Rau mùi còn giúp trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả cho chị em phụ nữ. Bằng cách kích thích và làm cân bằng các nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ, rau mùi giúp làm dịu các cơn đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt.

Trị bệnh đậu mùa:  Vitamin C và chất sắt có trong rau mùi tây giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, từ đó giúp phòng ngừa và trị bệnh đậu mùa một cách hiệu quả. Rau mùi còn có khả năng làm dịu các cơn đau và giúp bênh nhân bị đậu mùa nhanh phục hồi sức khỏe.

Giúp làm thơm hơi thở:  Mùi tây có tác dụng làm tinh thần tỉnh táo và ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của con người. Ngoài ra, mùi tây có giá trị như một chất làm thơm hơi thở, do nồng độ cao của diệp lục (chlorophyll).

Giúp bạn có giấc ngủ sâu:  Với hàm lượng các dưỡng chất từ thực vật và giá trị dinh dưỡng của rau mùi tây giúp cân bằng lại các hóa chất bên trong, có tác dụng làm dịu các dây thần kinh giúp bạn dễ ngủ hơn và ngủ sâu giấc hơn.

Cách chọn

Chọn mùi tây ngon là chọn loại có màu xanh sáng, cọng rau non trắng, cuống và cả lá rau dày.

Bảo quản

Để bảo quản loại rau thơm này bạn cắt tỉa những phần lá úa, bỏ phần gốc rễ và cắm các cây rau thơm này vào một cốc nước lạnh. Dùng túi nilon bọc kín từ phần lá xuống dưới cốc rồi để cốc vào trong ngăn mát. Vài ngày thay nước và tỉa bớt lá. Cách này có thể giữ được rau tươi lâu đến 3 tuần.

Lưu ý khi sử dụng

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG KHÔNG NÊN ĂN CẦN TÂY

Người bị huyết áp thấp: Hạ huyết áp là tác dụng nổi bật của cần tây. Do đó, người bị huyết áp thấp nên hạn chế ăn loại rau này để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Người bị bệnh ngoài da: Cần tây có chứa arachidon – chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy. Bởi vậy, loại rau này không phù hợp với những người bị ngứa, lở loét, vẩy nến.

Phụ nữ đang trong quá trình mang thai: Đối với những phụ nữ khó thụ thai hoặc thai phụ xuất hiện một số dấu hiệu sảy thai, cần tây là loại thức ăn tuyệt đối phải tránh xa.

NHỮNG THỰC PHẨM "XUNG KHẮC" CẦN TÂY

Dưa chuột: Hàm lượng dinh dưỡng của rau cần này chứa một lượng lớn vitamin C. Trong khi đó, dưa chuột lại có một loại enzyme phân giải vitamin này. Vì vậy, khi kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau, vitamin C trong rau cần tây sẽ bị suy giảm, khiến giá trị dinh dưỡng của loại rau đại bổ này hạ thấp một cách đáng kể.

Một số loại hải sản: Cần tây không nên ăn cùng sò lông, nghêu, sò và hàu. Các loại sò và nghêu có chứa chất phân giải vitamin B1, khiến hàm lượng vitamin này trong rau bị phá hư nghiêm trọng. Hơn nữa, những loại hải sản này và cần tây đều mang tính hàn và tính mát, kết hợp cùng nhau sẽ làm tổn thương dương khí trong cơ thể, gây nguy hại nghiêm trọng đối với sức khỏe. Khác với sò, nghêu, cần tây kết hợp với hàu không làm suy giảm lượng vitamin B1 vốn có, nhưng lại sinh ra các chất gây cản trở cơ thể trong việc hấp thu kẽm.

Thịt thỏ: Thực phẩm này vốn có công hiệu loại bỏ gầu, làm chậm quá trình lão hóa, dưỡng nhan. Tuy nhiên, thịt thỏ ăn cùng cần tây không những không có hiệu quả làm đẹp, mà còn dẫn đến tình trạng rụng tóc, gây mất thẩm mĩ.

Thịt ba ba: Mặc dù chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh rau cần tây không thể ăn cùng thịt ba ba, nhưng tại Trung Quốc đã ghi nhận hàng loạt trường hợp bị ngộ độc thực phẩm dạng nhẹ khi ăn cùng lúc 2 thực phẩm này. Bởi vậy, tốt nhất chúng ta không nên ăn ba ba cùng cần tây để tránh một số hậu quả ngoài mong muốn đối với sức khỏe. Ngoài ra, cần tây kết hợp cùng dấm lại gây hại cho răng, "song hành" với cá sẽ làm mất nước và ăn cùng đậu tương cũng gây cản trở cho cơ thể trong quá trình hấp thu sắt.