Rong biển

Giá trị dinh dưỡng

Rong biển hay còn gọi là tảo bẹ là những loài thực vật sinh sống ở biển, thuộc nhóm tảo biển. Rong biển có thể sống ở cả hai môi trường nước mặn và nước lợ. Chúng mọc trên các rạn san hô hoặc trên các vách đá, hoặc có thể mọc dưới tầng nước sâu với điều kiện có ánh sáng mặt trời chiếu tới để quang hợp. Rong biển đã dần trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Rong biển là thức ăn rất giàu dưỡng chất. Trong các phương pháp dưỡng sinh của nhiều dân tộc trên thế giới, rong biển được coi là thức ăn tạo sự dẻo dai, khỏe mạnh về thể chất và tinh thần cho con người.

Công dụng

Làm sạch máu cho người máu xấu: Như chúng ta đã biết, thành phần quan trọng nhất có trong rong biển là chất fertile clement. Đây là thành phần có tác dụng điều tiết máu lưu thông, tiêu độc, loại bỏ các cặn bã có trong cơ thể. Thêm vào đó, nó còn là chất không thể thiếu của tuyến giáp trạng, nơi tiết ra hooc-môn sinh trưởng, giúp cơ thể phát triển. Chính vì thế, các bác sĩ khuyên phụ nữ có thai và trẻ em nên tăng cường ăn các thực phẩm làm từ rong biển.

Tốt cho hệ tiêu hóa: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thành phần Alga alkane mannitol có trong rong biển là loại đường có hàm lượng calo thấp, giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho ruột, làm cho thức ăn tiêu hoá nhanh và sớm loại bỏ các chất cặn bã lưu lại trong ruột. Chính vì thế đây chính là thực phẩm vàng dành những người thường xuyên bị khó tiêu, táo bón.

Giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim mạch: Cuộc sống hiện đại ngày càng khiến chon người nạp nhiều cholesterol vào máu và mỡ. Đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh béo PH, tim mạch, huyết áp và tiểu đường. Vậy nên các thực phẩm với hàm lượng calo thấp, nhưng vẫn đảm bảo ngon miệng như rong biển khô đang rất được các bác sĩ đánh giá là giải pháp vàng.

Xóa nếp nhăn ở phụ nữ trung niên: Các nhà khoa học cho biết, rong biển có tính kiềm, có tác dụng giúp cơ thể điều tiết lượng kiềm trong máu, duy trì độ pH ổn định, ngăn ngừa sự bài tiết chất nhờn. Chính vì thế đây chính là thực phẩm hữu hiệu có tác dụng làm đẹp xóa nếp nhăn, chống lão hóa và làm mờ nếp nhăn tốt hơn.

Trị mụn hiệu quả: Rong biển khô hiện được ứng dụng vào nhiều liệu pháp trị mụn hiệu quả. Với lượng muối vừa phải, rong biển khô có khả năng sát trùng, kháng viêm nên có thể giúp giảm sưng tấy cho vùng da bị mụn. Bên cạnh đó, với tính năng trừ khử gốc tự do, loại bỏ chất cặn bã của hợp chất fertile clement, rong biển khô sẽ giúp cơ thể được thanh lọc, do vậy hạn chế sự hình thành và gia tăng của mụn.

Giải độc cơ thể hiệu quả: Một tính năng khác của rong biển đó là khả năng giải độc hiệu quả. Trong rong biển có chứa một hàm lượng chất khoáng rất phong phú và dồi dào. Trong đó fertile clement là chất có tác dụng điều tiết máu lưu thông, tiêu độc, loại bỏ các cặn bã có trong cơ thể. Thêm vào đó, nó còn là chất không thể thiếu của tuyến giáp trạng, nơi tiết ra hooc-môn sinh trưởng, giúp cơ thể phát triển.

Dưỡng trắng da hiệu quả: Trong rong bển biển khố có chứa nhiều khoáng chất. Thành phần này có tính năng giải các chất độc hại và tăng cường sự tuần hoàn máu, cho phép các chất dinh dưỡng trong tảo biển thâm nhập vào da. Thông thường, các spa thường kết hợp thêm một ít tinh dầu để chăm sóc da toàn thân.

Làm đẹp tóc: Trong rong biển có nhiều vitamin và chất khoáng, vì vậy rất thích hợp để bổ sung dưỡng chất này cho tóc, nó sẽ khiến mái tóc của bạn trở nên mềm mại, mượt mà hơn. Đây chính là lí do mà người Nhật thường dùng những loại dầu gội và dưỡng tóc có nguồn gốc từ rong biển.

Lưu ý khi sử dụng

Những vấn đề liên quan đến tuyến giáp: Rong biển là một nguồn cung i-ốt dồi dào. Do vậy, khi ăn cần giới hạn ở một lượng nhất định để không gặp phải các vấn đề về tuyến giáp. Điều này đặc biệt quan trọng với những người mắc bệnh bướu cổ hay những bệnh liên quan đến tuyến giáp.

Vấn đề về tiêu hóa: Rong biển chứa nhiều loại carbohydrate mà hệ tiêu hóa của chúng ta không thể tiêu hóa được. Những loại carbohydrate này sẽ làm giảm các vi khuẩn đường ruột. Nếu bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa hoặc có hệ tiêu hóa yếu hì nên hạn chế việc ăn rong biển.

Nhiễm độc kim loại nặng: Ngoài việc giàu các khoáng chất có lợi, rong biển cũng có thể chứa một số kim loại độc. Điều này phụ thuộc vào nguồn gốc của từng loại, nơi thu hoạch và mức độ độc hại trong nước. Mức độ kim loại nặng có trong rong biển rất khác nhau ở mỗi loại. Lượng kim loại nặng có thể bị phơi nhiễm qua nhiều nguồn khác nhau như từ môi trường, từ thức ăn, từ cá và hải sản. Khả năng chuyển hóa kim loại nặng ở mỗi người cũng khác nhau. Vì vậy, khi ăn rong biển và các loại hải sản khác, chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải, không nên ăn quá nhiều.