Sắn

Giá trị dinh dưỡng

Sắn (phương ngữ miền Bắc) hay khoai mì (phương ngữ miền Nam, sắn ở miền Nam lại là củ đậu) là cây lương thực ăn củ có thể sống lâu năm, thuộc họ Đại kích. Cây khoai mì cao 2–3 m, lá khía thành nhiều thùy, rễ ngang phát triển thành củ và tích luỹ tinh bột, thời gian sinh trưởng 6 đến 12 tháng, có nơi tới 18 tháng, tùy giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng.

Công dụng

Sắn có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc và lương thực thực phẩm: Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn, tinh bột sắn biến tính, các sản phẩm từ tinh bột sắn như bột ngọt, cồn, maltodextrin, lysine, acid citric, xiro glucose và đường glucose tinh thể, mạch nha giàu maltose, hồ vải, hồ giấy, colender, phủ giấy, bìa các tông, bánh kẹo, mì ăn liền, bún, miến, mì ống, mì sợi, bột khoai, bánh tráng, hạt trân châu, phụ gia thực phẩm, phụ gia dược phẩm, sản xuất màng phủ sinh học, chất giữ ẩm. Thân sắn dùng để làm giống, làm nấm, làm củi đun, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulô. Lá sắn ngọt là loại rau xanh giàu đạm rất bổ dưỡng và để nuôi cá, nuôi tằm. Lá sắn đắng ủ chua hoặc phơi khô để làm bột lá sắn dùng chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò, dê...

Cách chọn

Khi chọn sắn thì các bạn chú ý nên chọn loại sắn đồi, bởi vì loại này khi ăn sẽ rất bở và thơm. Phải chọn củ tươi, mập mạp, thẳng, vỏ mỡ màng thì sẽ có ít xơ, mềm và ngọt. Bạn nào cẩn thận thì nên dùng móng tay cạo cạo thử lớp vỏ mỏng phía bên ngoài để kiểm tra màu của lớp vỏ phía trong, nếu là màu hồng nhạt thì chọn, màu trắng thì nên bỏ qua, bởi vì lớp vỏ màu hồng sẽ có ít độc tố hơn lớp vỏ màu trắng.

Lưu ý khi sử dụng

Những đối tượng tuyệt đối không được ăn Sắn:

Bà bầu không nên ăn sắn: Sắn luộc, sắn hấp là món ăn vặt phổ biến và ngon lành mà các bà bầu hay nghĩ đến mỗi bữa phụ. Tuy nhiên, tương tự như măng tươi, củ sắn (khoai mì) có chứa rất nhiều axit cyanhydric (HCN) - rất độc đối với cơ thể; ăn củ sắn dễ gây rối loạn tiêu hóa hay thậm chí là ngộ độc. Do đó, các bà bầu không nên hạn chế ăn loại củ này.

Tuyệt đối không cho trẻ nhỏ ăn: Vì sắn có độc tố tuyệt đối không nên cho trẻ dưới 3 tuổi ăn sắn. Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa thực hiện tốt việc tiêu hóa và loại thải độc tố. Nếu cho trẻ ăn nhiều, các chất độc tố có thể tích tụ lại trong cơ thể trẻ lâu ngày và gây bệnh. Đặc biệt, càng không nên cho trẻ ăn sắn vào lúc đói vì có thể dẫn đến ngộ độc.

Việc để ngộ độc củ và lá khoai mì sẽ tác động đến gan, thận và một số vùng ở não nên chúng ta nên ăn khoai mì đúng cách và những người có thể trạng không tốt thì nên hạn chế tối đa.