Sò điệp

Giá trị dinh dưỡng

Sò điệp là loài động vật nhuyễn thể thuộc lớp hai mảnh vỏ, họ Pectinidae sống ở vùng nước mặn. Sò điệp sống ở biển có độ sâu khoảng 10 mét. Chúng sống ở dưới đáy biển hoặc trong các rạn đá. Chúng thường sống hợp lại thành những vùng, những vùng này thường có ở dòng hải lưu chậm. Sò diệp cùng loài với sò lông, sò traị... nhưng hình dạng thì có khác nhau. Vỏ có dạng hình rẻ quạt, bên trong gồm hai vành dài bao tròn quanh cồi sò (hay còn gọi là thịt sò). Cồi sò là phần ngon và quý nhất của sò điệp. Cồi sò có vị ngọt, tính mát, không độc. Ở một số nơi, sò điệp nước mặn còn được gọi là sò điệp khổng lồ hoặc có tên là vua sò điệp. Loại sò này thường có mặt tại vùng biển phía Đông của Bắc Đại Tây Dương, từ vịnh St.Lawrence đến Bắc Maine. Sò điệp nước mặn có hai mảnh vỏ hình tròn, đường kính gần bằng nhau, dính cùng với một khớp nối thẳng, nhỏ và cơ khép. Nắp sò dưới màu trắng hoặc màu kem, nắp trên thường màu đỏ. Bên trong lớp vỏ là thịt (cơ kép). Sò điệp là một loại hải sản quen thuộc với phần cùi thịt trắng ngà thơm ngon mà không dai, thích hợp cho cả xào lẫn rang và là một trong những loại nguyên liệu thực phẩm để chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng như: Sò điệp rang muối tiêu, sò điệp nướng mỡ hành, sò điệp hấp cuộn miến.

Công dụng

Có vị ngọt, tính mát, không độc, chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng.

Cách chọn

Khi mua sò điệp đã được bóc thịt ra khỏi vỏ, các bạn nên chọn những con có mùi còn tươi mới, chắc thịt, hơi trong, không nên chọn những con sò có mùi khó chịu. Còn nếu bạn muốn mua sò điệp vẫn còn vỏ thì hãy mua những con còn sống và vỏ vẫn khép chặt nhưng không hoàn toàn kín ( bởi vì những nếp gấp trên vỏ sò).

Bảo quản

Sò điệp có thể được giữ trong tủ lạnh trong khoảng 2 ngày – giữ phần vỏ tròn nằm dưới. Sau quãng thời gian này bạn nên ăn hoặc để đông lạnh. Rã đông sò điệp trong tủ lạnh một đêm, nếu thời gian quá gấp rút, hãy để chúng vào một cái bọc nhựa bịt kín rồi cho chúng nằm dưới vòi nước đang chảy đều.