Sò huyết

Giá trị dinh dưỡng

Sò huyết là loại nhuyễn thể hai mảnh, sống ở vùng trung triều ven biển và các đầm phá... ở độ sâu 1-2 mét so với mặt nước. Sò huyết phân bố ở vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương từ đông châu Phi đến Úc, Nhật Bản.Tại Việt Nam, người dân quen gọi là sò trứng hay sò tròn. Sò trưởng thành dài 5–6 cm và rộng 4–5 cm.

Sò huyết có thể sống trong vùng nước đến độ sâu 20m, nhưng chủ yếu tập trung ở vùng ven biển, trong vùng trung triều với đáy là bùn/bột, độ mặn tương đối thấp, khoảng 14 - 300, và nhiệt độ tối ưu 20 - 30 °C. Thức ăn quan trọng của chúng là các mảnh vụn hữu cơ, thực vật phù du và tảo đơn bào. Sò huyết sinh sản từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau và thành thục sau hơn 1 đến 2 năm. Con cái có thể sinh 518.400 - 2.313.200 trứng.

Công dụng

Bồi dưỡng cơ thể suy nhược, lao phổi, thanh nhiệt: Thịt sò huyết 100g, lá hẹ 100g ninh nhừ, ăn 2 lần trong ngày.

Chữa tăng huyết áp, bệnh béo phì: Thịt sò huyết 100g, thảo quyết minh 100g, nước vừa đủ nấu chín, ăn trong ngày.

Chữa kinh nguyệt ra quá nhiều: Thịt sò huyết 100g nấu với thịt lợn 100g, ăn trước khi hành kinh.

Chữa dạ dày ợ chua, tiêu tích, hóa đàm: Uống bột vỏ sò 12 - 20g/1 lần với nước ấm, ngày 2 lần trước bữa cơm.

Chữa đại tiện ra máu: Ngày dùng bột vỏ sò 2 lần, mỗi lần 15g, uống với nước ấm.

Chữa cam răng: Uống bột vỏ sò ngày 3 lần: sáng, trưa, tối, mỗi lần 1 thìa cà phê.

Chữa tụ máu, bầm tím: Ngày uống bột vỏ sò 2 lần sáng và tối, mỗi lần 1 thìa canh, uống với nước ấm, có thể hòa tí rượu trắng uống giúp thuốc chuyển vận nhanh.

Cách chọn

Để có những món ăn ngon từ sò huyết, bạn nên lựa chọn những con sò còn sống, không quá to cũng như quá nhỏ. Nếu sò nhỏ quá, khi chế biến bị teo lại, không ngon, ngược lại nếu con lớn quá sẽ dai. Sò còn tươi khi nhìn trên rổ thấy nhiều con đang thò lưỡi ra ngoài. Nếu sò ngậm miệng, bạn lên ngửi sò vì sẽ có mùi hôi không nên mua. Sò huyết khi mua về phải ngâm với nước vo gạo hoặc nước muối ớt pha loãng để sò nhả hết bùn đất, dùng bàn chải cọ sạch lớp vỏ bên ngoài, rửa lại bằng nước sạch và chế biến món ăn.

Lưu ý khi sử dụng

Mặc dù có nhiều công dụng chữa bệnh, tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng ăn được sò huyết, và việc sử dụng sò huyết không đúng sẽ để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, khi ăn sò huyết cần tránh những điều sau đây:

Do sống trong bùn, nước nên nguy cơ bị nhiễm các loại vi khuẩn và virus gây bệnh cao, bao gồm cả viêm gan A, thương hàn, kiết lỵ, tả, e.coli, giun… Đây là nguyên nhân gây nhiễm trùng tiêu hóa, ngộ độc,… Vì vậy, người có hệ tiêu hóa kém, hoặc cơ địa dị ứng tốt nhất không nên ăn.

Mức độ retinol có trong sò huyết quá cao, loại chất này còn liên quan đến dị tật bẩm sinh. Vì vậy với phụ nữ mang thai và sau khi sinh thường không khuyến khích ăn món này.

Ngoài ra, sò huyết cũng là món không được khuyến khích đối với trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia, không nên cho trẻ ăn sò sớm quá vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ ăn sò nấu chưa kỹ rất dễ có nguy cơ bị ngộ độc.

Lưu ý: Một trong các biểu hiện thường gặp nhất khi bị dị ứng sò huyết là tình trạng tổn thương ở da như: Nổi mề đay hoặc đỏ bừng mặt, phù mạch và tình trạng nặng của bệnh chàm, hoặc hắt xì, sổ mũi, ngứa mắt, ngứa mũi, tróc da tay chân, ngứa ngáy...