Thịt

Giá trị dinh dưỡng

Thịt thực phẩm là mô cơ của một số loài động vật như bò, lợn, gà,... được dùng làm thực phẩm cho con người. Thịt thực phẩm có nhiều dạng chế biến đưa ra tiêu thụ như ướp lạnh, hun khói, đóng hộp,... nhưng phổ biến nhất là thịt tươi.

Nếu thịt được ướp lạnh ở nhiệt độ từ 0 tới 4 độ C trong vài ngày vẫn được coi là thịt tươi. Thịt làm đông được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn, từ –15 đến –20 độ C, có thể giữ trong nhiều tháng. Mặc dù vậy, loại thịt đông này khi làm nóng sẽ có những biến đổi lý hóa. Ngoài ra còn có loại thịt siêu đông bằng cách làm lạnh thật nhanh xuống tới nhiệt độ - 18 độ C. Cách bảo quản này tốt hơn loại thịt đông thông thường.

Công dụng

Mỗi loại thịt đều có một công dụng và mục đích sử dụng riêng nhưng chung quy lại, thịt là thực phẩm không thể thiếu trong trong bữa ăn hàng ngày của cả con người và con vật. 

Thịt có thể chế biến được thành rất nhiều món ăn tùy từng vùng miền và phong tục tập quán: ;luộc, kho, rán, nấu lẩu, nấu cháo.....

Cách chọn

Thịt tươi ngon là thịt trông còn màu đỏ của từng loại thịt.

Thịt không có mùi hôi hay mùi ôi thiu.

Thịt vẫn dính, có sự đàn hồi tốt khi lấy tay ấn vào.

Thịt khi được bày lên bàn không có nước chảy ra.

Bảo quản

Có thể bảo quản thịt bằng nhiều cách: sấy khô, để ngăn mát tủ lạnh hoặc trong ngăn đá. Như vậy sẽ giữ được thị lâu và không bị ôi thiu.

Lưu ý khi sử dụng

Ăn thịt cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều thịt lại có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người…

Ths.BS khoa học kế hoạch dinh dưỡng Nguyễn Trọng An – Nguyên Phó cục trưởng Cục chăm sóc bảo vệ trẻ em cho biết, thịt là một trong những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thịt các động vật như thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm… có chứa nhiều axit amin cần thiết, các chất béo, chất khoáng, vitamin và một số các chất. Tuy mang lại giá trị dinh dưỡng lớn nhưng việc sử dụng thịt không hợp lý sẽ mang lại những hệ quả xấu cho sức khỏe. 

Đối với trẻ nhỏ khi hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, đặc biệt là những trẻ trong thời gian ăn dặm, hệ thống men tiêu đạm chưa hoàn thiện đầy đủ thì ăn nhiều thịt sẽ gây ra khó tiêu, thậm chí đi ngoài ra nguyên thịt. Ngoài ra, việc ăn nhiều thịt cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiết niệu. Khi tiết niệu không tốt mà thải không hết các sản phẩm giải phóng ra từ thịt thì có thể ảnh hưởng lên não. Với trẻ nhỏ nên cho ăn cân đối chất đạm thịt, cá, trứng, sữa với các loại rau, củ quả… Trong giai đoạn trẻ 6 tháng ăn dặm, trong bữa ăn của trẻ cần có 20gram thịt thì não trẻ mới thông minh, đảm bảo sự phát triển của trẻ. Khi trẻ 12 – 18 tháng cần ăn 100gr một ngày, cân đối giữa thịt trắng và thịt đỏ. Sau sẽ tăng dần lên tùy theo tuổi.

Ăn quá nhiều thịt lại có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người…Đối với người lớn, khi hệ tiêu hóa đã hoàn thiện và men tiêu hóa từ trong dịch vị, dịch mật và dịch dạ dày… đã đầy đủ thì ăn nhiều thịt không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy vậy cần phải biết rằng, thịt đỏ giá trị dinh dưỡng cao hơn thịt trắng. Thịt đỏ là các loại thịt như thịt bê, thịt bò, thịt cừu, thịt trâu, thịt lợn, thịt ngựa. Nhưng với những người có tuổi không nên ăn thịt đỏ nhiều và ăn có liều lượng vì thịt đỏ có nhiều cholesterol. Các cholesterol giải phóng ra có hai loại, nhất là loại cholesterol xấu gây lắng đọng, xơ vữa các mạch máu gây ra đột quỵ, ảnh hưởng tim mạch. 


Thịt trắng gồm các loại thịt như cá, thịt gà, vịt, ngan, tôm… có nhiều các nguyên tố vi lượng như kẽm, muối khoáng, photpho, lưu huỳnh… sẽ tốt cho cơ thể. Thịt trắng là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người đang thực hiện chế độ ăn uống giảm cân, giảm cholesterol và những người muốn áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh. 

Dù vậy, mọi người cần ăn hài hòa giữa thịt đỏ và thịt trắng. Theo các nhà nghiên cứu dinh dưỡng, một người thường xuyên ăn trên 160g thịt đỏ mỗi ngày có nguy cơ bị ung thư đường ruột cao hơn 33% so với một người chỉ ăn dưới 20g thịt đỏ mỗi ngày. Một người bình thường không nên ăn quá 300 – 500g thịt đỏ mỗi tuần. Thay vì ăn thịt đỏ, hãy ăn nhiều cá và thịt gia cầm. Lý tưởng nhất là ăn 2 lần/tuần (khẩu phần mỗi lần ăn từ 100 – 150g).

“Chúng ta không nên kiêng ăn thịt, không ăn mỡ thực vật… bởi thực tế hiện nay trên thế giới còn có một trường phái là low carb – ăn giảm đường, tinh bột và tăng chất đạm nhưng chủ yếu là tăng thịt lên. Phương pháp này là trường phái xuất hiện ở Châu Âu, sau lan sang châu úc, châu Mỹ và hiện nay hầu như thế giới đều dùng như một phương pháp giảm béo. Đây là một phương pháp dựa trên khoa học và đã có nhiều người thành công. Điều đó có nghĩa là tùy từng người mà có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Cũng cần lưu ý đến cách chế biến lành mạnh, không nên ăn tái, ăn sống, ăn gỏi. Hạn chế tối đa tần suất thưởng thức những món thịt nướng vì nguy cơ ung thư rất cao và cũng không nên ăn thịt theo kiểu chiên, rán, thêm dầu mỡ... để tránh gánh nặng cho cơ thể” – Ths.BS Nguyễn Trọng An nói.