Tôm

Giá trị dinh dưỡng

Tôm trong tiếng Việt là phần lớn các loài động vật giáp xác trong bộ giáp xác mười chân, ngoại trừ phân thứ bộ Cua bao gồm các loài cua, cáy và có thể là một phần của cận bộ Anomura bao gồm các loài tôm ở nhờ (ốc mượn hồn).

Chúng đa phần là động vật ăn tạp sống ở dưới nước, bao gồm các loài sống ở nước biển, như tôm hùm càng, và các loài sống ở vùng nước ngọt, như tôm đồng, và nước lợ, như tôm càng xanh. Di chuyển trong nước, chúng có thể bò bằng chân, bơi bằng khua chân, hoặc trong một số trường hợp bơi ngược bằng cách gập người để thoát hiểm - một kiểu bơi rất đặc trưng của nhiều loài tôm. Hầu hết các loài tôm đều có thể là nguồn thức ăn giàu protein cho con người, trong đó có nhiều loại là thủy hải sản có giá trị thương mại cao.

Công dụng

Chữa bệnh mồ hôi trộm, đái dầm: Tôm nõn tươi 200g, rau hẹ 120g, mắm, muối, gừng, rượu đủ dùng. Tôm rửa sạch, rau hẹ rửa sạch cắt khúc cho vào nồi nấu cùng muối, gừng, rượu. 

Chữa dương suy, thiếu sữa: Tép 150g, mỡ lợn 25g, gạo tẻ 100g, rau hẹ 100g. Mắm, muối, mì chính, gừng đủ dùng. Gạo tẻ vo sạch nấu cháo, sau đó cho các nguyên liệu còn lại vào cùng nấu chín để ăn.

Trị tử cung lạnh không có thai: Tôm nõn 250g, trứng gà 2 quả, rau hẹ 100g. Mắm, muối, mì chính, dầu đủ dùng. Rau hẹ rửa sạch cắt khúc, trứng gà đánh nhuyễn, cho dầu vào chảo đổ tôm, rau hẹ vào xào đảo với trứng, nêm mắm, muối vừa ăn. 

Cách chọn

Bạn cần chọn những con tôm còn sống để tránh mua phải tôm ươn. Nếu những con tôm không còn sống, hãy chọn những con tôm không bị rụng mất chân càng. Thịt tôm dính chặt vào vỏ, phần thân tôm mềm, co dãn tốt, đuôi tôm chụm, chân tôm chụm.
Bạn nên tránh mua những con tôm có những biểu hiện sau:
- Thân tôm căng cứng, các khớp trên vỏ tôm giãn nở căng phồng.
- Đuôi tôm xòe, màu sắc nhợt nhạt, chân tôm xòe, đầu tôm phù.
- Đầu và thân tôm lỏng lẻo, dễ đứt.
- Tôm đã chuyển sang màu hồng nhạt, có mùi hôi, chảy dớt…

Lưu ý khi sử dụng

Không ăn cùng rau, củ, quả giàu vitamin C: Tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giàu vitamin C, hoặc không ăn các loại quả giàu vitamin C ngay sau khi ăn tôm, vì vitamin C có thể kết hợp với độc tố có sẵn trong vỏ tôm gây ngộ độc nghiêm trọng. Cụ thể, một trường hợp ở Đài Loan chết đột ngột do ăn tôm cả vỏ và uống vitamin C cùng lúc. Tuy nhiên đây là trường hợp hy hữu. Tốt nhất đối với trẻ nếu ăn tôm, nên tránh cho trẻ ăn những thực phẩm giàu vitamin C khoảng sau 4 giờ.

Không ăn tôm khi bị ho: Ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi. Trường hợp nếu bị ho do dị ứng, bạn nên kiêng tôm cho đến khi tình trạng ho chấm dứt, vì đôi khi hiện tượng ho có thể do hậu quả của dị ứng thực phẩm.

Ăn mắt tôm không bổ mắt: Nhiều người cho rằng mắt tôm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng rất tốt cho mắt. Ngoài ra nhiều người còn ví 2 mắt tôm có tác dụng như 2 viên viagra cho đàn ông. Nhưng trên thực tế thì quan niệm này vẫn chưa được một nghiên cứu hay tổ chức y tế, dinh dưỡng nào chứng nhận. Không những thế, theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu bị đau mắt đỏ, ăn tôm vào sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn.

Vỏ tôm không giàu canxi: Rất nhiều cố gắng ăn phần vỏ tôm cứng vì nghĩ rằng chứa nhiều canxi. Tuy nhiên, thực tế thì phần thịt, càng và chân của tôm mới là bộ phận chứa nhiều canxi nhất. Vỏ tôm cứng, ăn vào cũng không tiêu hóa được mà sẽ được đào thải ra ngoài.

Phụ nữ sau sinh không kiêng tôm: Nhiều quan niệm cho rằng, sản phụ sau khi sinh nên ăn tôm để co dạ con tốt hơn. Quan niệm khác lại cho rằng sản phụ sau không nên ăn tôm vì ăn tôm sẽ gây lạnh bụng, đau bụng, thậm chí với sản phụ sinh mổ thì sẽ dẫn đến sẹo lồi. Tuy nhiên, thực tế không có nghiên cứu nào chứng tỏ ăn tôm sẽ làm cho vết sẹo sau mổ to hơn hay lồi lên mà phụ thuộc vào cơ địa của bạn. Lời khuyên của chuyên gia là tôm rất giàu dưỡng chất nên người mẹ ăn tôm sẽ cung cấp dinh dưỡng cho con qua sữa mẹ. Vì vậy, sản phụ sau sinh có thể ăn lượng tôm vừa phải và lưu ý phải chế biến kỹ.