Quả dừa

Giá trị dinh dưỡng

Dứa, thơm hay khóm (có nơi gọi là khớm) hay gai (miền Trung) hoặc trái huyền nương, tên khoa học Ananas comosus, là một loại quả nhiệt đới. Dứa là cây bản địa của Paraguay và miền nam Brasil. Quả dứa thực ra là trục của bông hoa và các lá bắc mọng nước tụ hợp lại. Còn quả thật là các "mắt dứa". Quả dứa được ăn tươi hoặc đóng hộp dưới dạng khoanh, miếng hoặc đồ hộp nước dứa, hoặc nước quả hỗn hợp.

Công dụng

Tăng cường hệ miễn dịch: Theo Live Science, dứa cung cấp 50% lượng vitamin C khuyến cáo hàng ngày cho cơ thể. Vitamin C là chất chống oxy hóa hòa tan trong nước tiểu giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào, chống lại các vấn đề về tim mạch, đau xương khớp.

Cải thiện sức khỏe xương: Hàm lượng mangan trong dứa có thể giúp thúc đẩy xương và cơ thể phát triển cao lớn. Một nghiên cứu năm 1994 của Viện Linus Pauling thuộc Đại học bang Oregon ở Corvallis (Mỹ) cho biết mangan rất hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh loãng xương ở phụ nữ sau khi mãn kinh.

Tăng cường thị lực: Dứa có thể giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, căn bệnh ảnh hưởng đế mắt ở những người cao tuổi do chứa hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa cao.

Hỗ trợ tiêu hóa: Theo Mayo Clinic, dứa rất giàu chất xơ, giúp bảo vệ đường ruột ổn định. Ngoài ra, lượng bromelain trong dứa, loại enzyme phân hủy protein hiệu quả, cũng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy...

Chống viêm, giảm cục máu đông: Không chỉ hỗ trợ tiêu hóa, bromelain trong dứa còn giúp chống viêm nhiễm, giảm tốc độ tăng trưởng của các khối u. Ngoài ra, hợp chất này còn ngăn ngừa đông máu, hỗ trợ hiệu quả cho những người có nguy cơ bị đông máu.

Cách chọn

Màu sắc: Màu sắc là điều đầu tiên cần quan sát khi bạn quyết định chọn mua dứa (thơm). Phần cuống dứa là nơi cho biết độ ngọt của trái dứa. Nếu trái dứa có màu vàng tươi từ cuống cho đến phần cuối hoặc vài chỗ hơi xanh thì trái đã chín, ngọt. Trái vàng đều thì độ ngọt càng cao.
Hình dáng: Dứa ngắn quả (dáng tròn bầu) thì có nhiều thịt dứa hơn quả dài (dáng ống dài).
Mắt dứa: Nên chọn quả có mắt dứa lớn và càng thưa càng tốt để sau khi gọt bỏ hết mắt dứa sẽ có được phần cùi dày.
Mùi thơm: Để kiểm tra mức độ tươi và chín của dứa, bạn có thể ngửi mùi ở phần cuối của trái. Nên chọn những trái có mùi thơm ngọt và tươi. Nếu tỏa mùi quá ít hoặc không có mùi là do trái chưa chín. Ngược lại những trái dứa quá chín sẽ có mùi hơi chua kiểu lên men, tựa như mùi giấm hoặc mùi quá ngọt.
Cảm nhận bằng tay: Trái dứa chín quá mức sẽ bị mềm, bạn sẽ cảm nhận được điều này khi sờ bằng tay. Lớp vỏ của trái dứa quá chín thường bị nhăn. Những trái dứa tươi, vừa chín tới sẽ không quá cứng cũng không quá mềm, nhấn ngón tay vào vỏ dứa sẽ không bị lõm vào. Phần vỏ có nấm mốc, rỉ nước hay bị nứt là những dấu hiệu cho thấy trái dứa đã bị hư hỏng.
Phần ngọn dứa: Phần ngọn dứa tươi xanh luôn được yêu thích. Những trái dứa quá chín thường có phần ngọn khô và ngả sang màu nâu với những chiếc lá đang rụng rơi.

Bảo quản

Chỉ nên chọn mua thơm khi bạn có ý định sử dụng ngay. Trong trường hợp chưa cần dùng đến, nên để thơm ở nơi mát, tránh ánh nắng và không để quá 2 đến 3 ngày.

Lưu ý khi sử dụng

Phản ứng dị ứng: Theo Livestrong, dứa có đặc tính làm mềm thịt, do vậy có thể gây sưng môi, má và lưỡi, nhưng có thể tự khỏi sau vài giờ. Tuy nhiên, nếu sưng kèm theo phát ban, nổi mề đay hoặc khó thở, bạn có thể đã bị dị ứng dứa. Trong trường hợp này, bạn cần ngừng ăn và đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Tăng lượng đường trong máu: Dứa là loại trái cây có lượng đường và carbohydrate rất cao, vì vậy, khi ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng đột ngột lượng đường trong máu của cơ thể.

Gây hại cho răng: Đặc tính axit cao của dứa có thể gây ra quá trình háo học trong miệng khi ăn, chúng làm mềm răng, gây sâu răng, đặc biệt với người đang có vấn đề về răng miệng. Dấu hiệu sau khi ăn dứa thông thường là đau răng và ê buốt khi ăn đồ ăn nóng hoặc lạnh.

Phản ứng với một số loại thuốc: Bromelain có trong dứa là một loại enzyme có khả năng tương tác với một số loại thuốc nhất định. Các bác sĩ của Trung tâm y tế thuộc Đại học Maryland khuyến cáo bạn không nên ăn dứa khi đang uống thuốc kháng sinh, chống đông máu, chống co giật, thuốc làm loãng máu, trầm cảm hoặc mất ngủ.

Những người có tiền sử cơ địa dị ứng: Sau khi ăn dứa, bromelain có thể kích thích cơ thể sản sinh ra các histamine, gây các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nổi mề đay, ngứa ngáy khó chịu, thậm chí gây khó thở. Bởi vậy, những bệnh nhân có tiền sử cơ địạ dị ứng như mề đay, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm da cơ địa… nên hạn chế ăn dứa để không làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Không tốt cho phụ nữ mang thai: Ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng liều lượng lớn các enzyme bromelain trong cơ thể phụ nữ mang thai, kích thích co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai.