Trứng vịt

Giá trị dinh dưỡng

Trứng vịt có giá trị dinh dưỡng tương đối giống với trứng gà, có kích thước lớn hơn và ít được sử dụng phổ biến bằng trứng gà. Trứng vịt có kích thước gấp 30%, vỏ thường có màu trắng hoặc trắng xanh.
So với trứng gà thì trứng vịt có hàm lượng các chất như sau:

  • Hàm lượng dinh dưỡng gấp đôi, giữ được tươi lâu hơn do vỏ dày hơn;
  • Lượng calo trong trứng vịt cao gấp đôi trứng gà;
  • Các amino axit trong hai loại trứng này tương tự nhau nhưng ở trứng vịt có chứa nhiều hơn về số lượng;
  • Vịt thuộc nhóm chân màng nên mỡ của nó chứa nhiều acid béo omega-3 có lợi cho tim mạch hơn mỡ gà;
  • Hàm lượng kẽm, vitamin thấp hơn, trứng vịt không có vitamin D như trứng gà;
  • Tinh bột, khoáng chất tương đương;
  • Lượng protein cao hơn;
  • Chất béo bão hòa và không bão hòa cao hơn; 
  • Thành phần cholesterol cao hơn. Điều này lý giải vì sao những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch nên hạn chế ăn trứng vịt;
  • Hàm lượng chất béo cao hơn nên dễ gây đầy bụng, khó tiêu hơn.

Do có lượng chất béo nhiều hơn và kích thước lớn hơn, trứng vịt thường được chọn để làm trứng muối và trứng bắc thảo nhiều hơn so với trứng gà. Ngoài ra, trứng vịt lộn là cách ăn trứng vịt được ưa chuộng hơn cả.

Công dụng

Theo Đông y, trứng vịt vị ngọt, tính mát, có tác dụng tư âm, giáng hỏa, thanh nhiệt, hóa đàm; dùng chữa bệnh ho khan, ít đờm, ho do phế âm hư.

Một số bài thuốc từ trứng vịt:

Chữa ho khan do phế âm hư: Dùng 10 g mộc nhĩ rửa sạch, thái nhỏ, tráng với 2 quả trứng vịt; khi chín cho thêm 50 g đường phèn, hấp cách thủy cho tan đường ra, ăn nóng. 

Hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư: Thịt vịt già hầm lên ăn. Món ăn này có khả năng tăng cường khả năng miễn dịch cho người bệnh. 

Lưu ý khi sử dụng

Không ăn trứng vịt với thịt ba ba, quả dâu, quả mận.