Viêm Gan mạn tính ăn gì?

Thứ Sáu, 11/05/2012 11:05

2,947 xem

0 Bình luận

(0)

1704

Chế độ ăn uống hợp lý, tránh những thực phẩm không tốt cho gan sẽ làm chậm phát triển bệnh của Gan. Dưới đây, là bí quyết để bạn khỏe mạnh không lo bị gan mạn tính.
Viêm gan mạn hoàn toàn không thể chữa khỏi, tỉ lệ đáp ứng với các thuốc đặc trị viêm gan mạn cũng chỉ 30-40%. Do đó ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cần có kế hoạch ăn uống và sinh hoạt điều độ giúp làm chậm thời gian tiến triển bệnh từ viêm gan mạn sang xơ gan.

Theo Đông y, điều trị viêm gan mạn tính kèm với cách dưỡng can kiện tỳ, bổ thận kèm thanh nhiệt.

Dưới đây là một số món ăn dành cho người viêm gan mạn tính:

Canh cá chép, bí đao

Cá chép 1 con (khoảng 0,5 kg), bỏ vảy và nội tạng, rửa sạch, cắt đoạn, bí đao 250g, gọt vỏ rửa sạch thái lát. Hai thứ cùng cho vào nồi thêm nước và đầu hành hầm canh. Dùng ăn tùy ý.

Cháo cà chua, rau cần, cà rốt

Cà chua rửa sạch, thái hạt lựu, rau cần rửa sạch thái nhuyễn, cà rốt rửa sạch thái nhuyễn (mỗi thứ lượng bằng nhau). Cho tất cả vào nồi nấu chín, nêm nếm gia vị.

Canh thịt nấu nấm rơm

Nấm rơm tươi 100g, thịt nạc 100g, cả hai rửa sạch thái lát. Cho thịt vào nồi, thêm nước nấu chín, rồi cho nấm rơm vào nấu tiếp. Nêm nếm gia vị, dùng liền vài tuần.

Chè nấm tuyết - câu kỷ

Câu kỷ tử 30g, rửa sạch, nhân nhĩ (nấm tuyết) 10g, sau khi ngâm nở bỏ cuống rửa sạch. Hai thứ cùng cho vào nồi thêm nước nấu chín, nêm đường phèn 30g, tiếp tục nấu sôi. Dùng ăn tùy ý, thích hợp dùng cho viêm gan mạn tính, gan nhiễm mỡ và xơ gan.

Chè câu kỷ tử

Gạo tẻ 100g, vo sạch, cho vào nồi thêm nước nấu nở ra, thêm câu kỷ tử 20g, nấu đến khi đặc thì cho vào đường trắng. Hằng ngày dùng ăn sáng và chiều.

Chè đậu phộng - táo đỏ

Táo đỏ 50g, đậu phộng (cả vỏ trong) 50g, đường phèn 50g. Đậu phộng rửa sạch, cho vào nồi thêm nước nấu chín, cho táo đỏ vào nấu sôi tiếp, nêm đường nấu cho tan. Ăn trước khi đi ngủ, ngày 1 lần, dùng liền 1 tháng, dùng cho viêm gan mạn tính, men gan tăng cao, cũng có thể dùng cho viêm gan cấp tính.

Canh táo đỏ - nhân trần

Táo đỏ 15g, nhân trần 30g, cho vào nồi đất thêm nước sắc, uống ấm. Dùng liền trên 10 lần. Trong thời gian dùng món canh này cần kiêng mỡ và thịt.

Chè củ mài - hạt dẻ

Củ mài 100g, hạt dẻ 50g, quất vàng 20g. Củ mài và quất vàng riêng biệt rửa sạch thái lát, cùng với hạt dẻ đã vo sạch cho vào nồi, nấu thành chè, nêm đường trắng 15g. Dùng ăn sáng và chiều.

Canh nấm rơm

Nấm rơm 100g, cho vào nồi thêm nước nấu chín, nêm nếm gia vị, ăn nấm dùng canh, ngày 1-2 lần. Dùng lâu dài, thích hợp cho người viêm gan mạn tính.

 

Các biện pháp dự phòng chính bao gồm:

Bỏ hoàn toàn bia rượu

tránh uống bia

Việc uống nhiều rượu bia dẫn đến tích tụ mỡ trong gan, gan nhiễm mỡ (còn gọi là gan nhiễm mỡ do rượu), viêm gan mạn và xơ gan. Người mắc viêm gan mạn tính nên kiêng hoàn toàn rượu bia chứ không phải chỉ giảm uống. Bỏ hẳn rượu bia sẽ giúp gan hồi phục một phần và đáp ứng tốt các thuốc điều trị viêm gan mạn.

Chế độ ăn giảm béo, lành mạnh

Ăn uống không điều độ với khẩu phần nhiều béo, nhiều chất ngọt, ăn trễ trong ngày và ít tập thể dục, thể thao dẫn đến thừa cân béo phì và gan nhiễm mỡ (gan được cho là nhiễm mỡ khi lượng mỡ tích tụ quá 5% trọng lượng gan). Với bệnh nhân viêm gan mạn, cần chế độ ăn uống và vận động hết sức điều độ và tích cực nhằm tránh tăng thêm tác hại xấu cho gan. Bệnh nhân cần hạn chế thức ăn ngọt, béo, ăn trễ sau 20g; giữ cân nặng trong mức cho phép và tập thể dục thể thao ít nhất 60 phút mỗi ngày.

Tiêm vắc xin ngừa viêm gan khác (A hoặc B) nếu chưa nhiễm

Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan mạn tính khi tình trạng viêm gan tiến triển kéo dài trên sáu tháng qua các xét nghiệm chức năng gan. Bệnh viêm gan mạn xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao nhất là do nhiễm vi rut viêm gan siêu vi B hoặc C, thường được gọi là viêm gan siêu vi B hay C mạn tính. Một tỉ lệ nhất định bệnh nhân viêm gan mạn sẽ tiến triển thành xơ gan trong vài chục năm. Bên cạnh đó, bệnh nhân mắc viêm gan mạn gia tăng nguy cơ mắc ung thư tế bào gan.

Nếu bệnh nhân bị viêm gan mạn do nhiễm vi rut viêm gan siêu vi C mà lại nhiễm thêm vi rut viêm gan siêu vi A hoặc B thì dễ dẫn đến suy gan cấp hoặc làm nặng thêm tổn thương tế bào gan, đẩy nhanh tiến trình đến xơ gan. Do đó, người khoẻ mạnh hay người bị viêm gan mạn cần xét nghiệm máu kháng thể các vi rut siêu vi A và B, tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh viêm gan siêu vi A và B nếu chưa nhiễm.

Tránh các thuốc độc gan

Gan là trung tâm trong việc đào thải, khử độc, bài tiết hầu hết các thuốc đưa vào cơ thể. Bệnh nhân mắc viêm gan mạn tính với thay đổi chức năng gan ở nhiều mức độ khác nhau có nguy cơ xuất hiện triệu chứng phản ứng những thuốc thông thường được chỉ định cho mọi người.

Có rất nhiều thuốc ảnh hưởng đến gan, gồm nhóm thuốc chống trầm cảm, tất cả thuốc kháng viêm không steroid, thuốc điều trị giảm mỡ trong máu, thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, kháng sinh, thuốc kháng nấm, thuốc chống động kinh, hormon… Người bệnh viêm gan ạãn không nên tự ý sử dụng các thuốc trên và cần thông báo cho bác sĩ để được thay thế thuốc hoặc điều chỉnh liều và theo dõi tác dụng phụ.

Cẩn thận với các thuốc bổ sung vitamin

Người bệnh viêm gan mạn không nên sử dụng một số vitamin và khoáng chất, như vitamin A liều cao (trên 25.000 đơn vị mỗi ngày) vì vitamin A liều cao có khả năng gây độc gan, viêm gan mỡ, hoá sợi, viêm gan mãạ và xơ gan.

Người bị viêm gan mạn cũng nên hạn chế thuốc sắt và các thuốc bổ có chứa sắt, trừ khi có xét nghiệm xác định thiếu máu do thiếu chất sắt. Ở người có viêm gan mạn, chất sắt có xu hướng tích tụ quá mức tại gan, từ đó gây tổn thương gan thông qua cơ chế sản xuất nhiều gốc tự do và cuối cùng là làm tổn thương tế bào gan.

Ngoài ra, người bị viêm gan mạn cũng nên thận trọng và hạn chế sử dụng các thuốc có nguồn gốc thảo dược vì một số thuốc cũng có nguy cơ độc gan.

Bảo Thanh tổng hợp
Amthuc365.vn

Danh mục bài viết Món ăn & sức khỏe

Đang tải dữ liệu loading