bạn đã biết cách chọn nấm

Thứ Năm, 01/01/1970 08:00

3,937 xem

0 Bình luận

(0)

2561

Nấm là thực phẩm thiên nhiên, giàu dinh dưỡng, không độc, tốt cho sức khỏe của con người, nhất là người già, phụ nữ, trẻ em. Xin giới thiệu bạn cách lựa chọn, chế biến và bảo quản nấm:
1/ Cách chọn nấm.
Để chọn nấm đúng cách, bạn cần phân biệt các loại nấm sau:
Nấm hương (Nấm đông cô):Hình như chiếc ô, màu nâu sậm, có thể dùng tươi hoặc khô, chứa nhiều đạm, vitamin C, B, tiền Vitamin D, can-xi, nhôm, sắt, ma-giê...
Nấm rơm: Dạng tròn dài, gồm hai màu: trắng hoặc trắng xám. Cánh nấm mỏng, xốp, giòn, có nhiều lớp.
Nấm mèo (mộc nhĩ đen): Trông giống tai người, màu nâu sẫm hoặc đen, chứa nhiều protid, khoáng chất. Chọn nấm có tai to, cánh mộc nhĩ càng dày thì độ giòn càng lớn
Nấm bào ngư (nấm sò): Mũ màu xám, sẫm nâu hoặc nâu nhạt. Thịt nấm dày, màu trắng. Nấm bào ngư chọn loại dai cứng, thân mập, ăn sẽ giòn và ngon hơn loại thân nhỏ nở loe sẽ dai không ngọt bằng.
Nấm kim châm: Màu trắng, thân dài khoảng 20cm, mũ nhỏ. Nấm mỡ mũ tròn, chân ngắn, màu trắng.
Nấm tươi: Khi chọn mua nấm tươi bạn nên lựa những loại còn giữ được màu sắc, tránh chọn nấm đã dập nát. Nếu lấy dao cắt đầu nấm mà rỉ ra chất trắng sữa là dấu hiệu của nấm độc.
Nấm khô: nấm khô sẽ khó chọn hơn nấm khi còn tươi, vì thế bạn nên chọn loại chắc, không đứt gãy, không có vết mốc màu trắng.
2/ Cách chế biến:
Với nấm khô khi nấu bạn phải thả nấm vào ngay từ đầu để nấm tiết chất ngọt ra và thấm các vị khác vào thì mới ngon. Còn nấm tươi thì bạn chỉ nên thả vào khi món ăn gần được có như thế nấm mới giữ được độ giòn ngọt ngon. Cách làm một số loại nấm sau:
Nấm rơm: Cách làm nấm rơm rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng dao bén cạo nhẹ ở gốc, nấm rơm sẽ sạch và tròn trịa trông bắt mắt hơn. Sau đó bỏ ngay vào thau nước có pha muối nhẹ ngâm khoảng 15 phút rồi xả sạch bằng nước, nấm sẽ thơm và hết nhớt.
Nấm mèo (mộc nhĩ): Để nấm mèo nhanh nở nhất, bạn ngâm nấm trong nước ấm khoảng 50 độ C, chú ý nước quá lạnh thì nấm lâu nở và không nở hết, quá nóng thì nấm bị mềm, không ngon. Nên ngâm nước muối sau khi gọt sạch gốc để loại bỏ mùi mốc thường hay có của nấm.
Nấm kim châm: Bạn nên gọt gốc trước khi tách rời từng cây nấm ra, lưu ý nhẹ tay vì nấm rất dễ bị gãy giập, đảo nhẹ nhàng trong nước lạnh, để ráo. Nấm này mau chín, rất dễ nhũn nên chỉ cần nhúng qua, hoặc đảo đều trên lửa là được.
Nấm bào ngư: Bạn làm sạch nấm như nấm rơm. Nên chẻ thân nấm ra làm hai, ba tuỳ theo nấm lớn hay nhỏ. Trước khi nấu, nên xào nấm bào ngư với chút dầu ăn, muối để nấm giòn hơn khi ăn.
3/ Cách bảo quản nấm
Nấm tươi: Nấm tươi thường dùng tốt nhất là sau khi thu hái khoảng 1 ngày. Muốn giữ nấm được lâu, khi mua về, bạn nhặt sạch sau đó chần nấm trong nước sôi khoảng một hai phút rồi rửa lại bằng nước lạnh. Tiếp đó bạn cho nấm vào hũ, đổ nước vừa ngập rồi đặt trong ngăn mát tủ lạnh. Cách này giúp giữ nấm tươi khoảng ba bốn ngày.
Nấm khô: Nấm khô dễ bảo quản hơn nấm tươi rất nhiều, bạn chỉ cần để nơi thoáng mát, khi sử dụng ngâm nấm trong nước ấm từ 15 đến 30 phút để cánh nở hết rồi rửa sạch.
Bạn cũng có thể bảo quản nấm theo hướng dẫn của những người làm vườn, hay trên mỗi bao bì sản phẩm đóng gói bán sẵn trên thị trường.

Danh mục bài viết

Đang tải dữ liệu loading