Sai lầm khi nghĩ "ăn măng độc"

Thứ Bảy, 08/06/2013 09:32

2,063 xem

0 Bình luận

(0)

4028

Có một suy nghĩ ăn sâu trong cộng đồng người Việt Nam là "ăn măng độc", "măng không có chất". Thực tế lại chứng minh rằng suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm.
ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 trả lời: Măng là mầm non của tre, nứa... Nhiều người cho rằng, măng là một trong những đồ ăn vô bổ, thậm chí không ít người nghĩ rằng ăn nhiều măng sẽ "hại máu". Nhưng kỳ thực đây là một trong những loại thực phẩm rất có giá trị, nhất là trong thời buổi hiện nay khi người ta nhiều khi quá ham đồ bồi bổ, tinh chế mà bỏ qua các thực phẩm có nhiều chất xơ.

              Măng không độc như mọi người vẫn nghĩ (Ảnh: minh họa)


Theo dinh dưỡng học cổ truyền, măng vị ngọt hơi đắng, tính hơi hàn, có công dụng hóa đàm hạ khí, thanh nhiệt trừ phiền, tiêu thực giả độc, thông lợi nhị tiện, thường được dùng để làm thức ăn và làm thuốc cho những người bị cảm mạo phong nhiệt, ho do phế nhiệt có nhiều đờm vàng, phù thũng do viêm thận, do suy tim và thiểu dưỡng, sởi và thủy đậu ở trẻ em, sốt cao phiền khát, ăn uống chậm tiêu, tiểu tiện bất lợi, đại tiện không thông...

Để chữa ho: Măng tươi mới nhú 60g, luộc chín, thái miếng rồi đem xào với gừng tươi thái chỉ và dầu vừng, chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: Chữa ho do đàm nhiệt, lồng ngực đầy tức khó chịu. Hoặc măng tre 20g, chua me đất 20g, rễ dâu (cạo vỏ, tẩm mật, sao vàng) 10g, gừng tươi 8g. Tất cả rửa sạch, giã nát, thêm một chút đường hoặc mật ong, hấp cơm rồi cho uống. Công dụng: Chữa ho do phong nhiệt.
Theo KT

Danh mục bài viết Sức khỏe gia đình

Đang tải dữ liệu loading